Theo dõi trên

Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 12 lần

03/04/2019, 10:04

BT- Hôm qua (2/4), Đoàn Kiểm tra của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Chỉ thị 45 do Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng - Nguyễn Phước Lộc dẫn đầu có buổi làm việc với xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình về công tác dân tộc. Cùng tham gia đoàn công tác có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh và đại diện một số cơ quan, ban, ngành Trung ương. Dự buổi làm việc về phía tỉnh có Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Bắc Bình.

Chủ tịch UBND xã Phan Thanh - Đào Văn Lượng cho biết: Qua hơn 15 năm triển khai Nghị quyết số 24, đồng bào Chăm xã Phan Thanh nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đầu tư của cấp trên bước đầu thực hiện có kết quả, góp phần đưa xã về đích nông thôn mới năm 2016. Các ngành kinh tế đều có sự phát triển khá, thu nhập bình quân đầu người từ 2,56 triệu đồng năm 2003 lên 31,152 triệu đồng vào năm 2018. Tương ứng tỷ lệ hộ nghèo là 14,64% giảm còn 1,3%. Về kết cấu hạ tầng, đầu tư hơn 150 tỷ đồng để xây dựng các công trình trọng điểm; 100% hộ dân sử dụng điện, nước phục vụ sinh hoạt; số hộ đăng ký gia đình văn hóa và đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm đạt từ 95% trở lên…

Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, buổi kiểm tra là cơ hội để tổng hợp lại việc thực hiện Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc. Đồng thời Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương cũng đánh giá cao Đảng ủy xã thẳng thắn nêu rõ 3 hạn chế trong 15 năm qua, đó là việc cụ thể hóa các nghị quyết chưa xác thực với tình hình nên kết quả chưa cao; vai trò lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền chưa kiên quyết; công tác phối kết hợp của mặt trận đoàn thể từ xã đến thôn chưa tốt…

Lưu ý những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương yêu cầu Đảng ủy xã Phan Thanh cần đồng bộ, thống nhất việc thực hiện Nghị quyết 24 với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững. “Trong giai đoạn phát triển mới, tiêu chí xây dựng nông thôn mới không cắt giảm mà ngày càng nâng cao, hoàn thiện và đồng bộ hơn. Do đó, Đảng ủy xã không dừng lại ở những kết quả đạt được mà phải tìm các giải pháp để khắc phục những hạn chế đã nêu, đây chính là yếu tố bền vững và nội lực để xã Phan Thanh phát triển bền vững”. Trong đó, cần quan tâm nghiên cứu tâm lý văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng của từng nhóm dân cư trên địa bàn, chống tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu vươn lên trong cuộc sống. Có như vậy, việc thực hiện Nghị quyết 24 mới được đồng bộ và cụ thể hóa từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã. Chú ý phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng gắn bó bền vững với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Phan Thanh. Những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của xã là cơ sở quan trọng để đoàn kiểm tra ghi nhận tổng hợp báo cáo trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

 THU HÀ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 12 lần