Theo dõi trên

Lễ hội và công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

01/03/2021, 15:54

BT- Ngay sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch Covid-19, các ngành, địa phương trong tỉnh, chủ lực là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch.  

Hạn chế các hoạt động lễ hội đông người

Nhìn lại những hoạt động lễ hội trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo nhu cầu tâm linh của người dân, bởi chỉ dừng tổ chức các hoạt động hội tập trung đông người, phần lễ vẫn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống với đại diện cộng đồng tham gia. Bước vào mùa lễ hội đầu năm 2021, tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và có diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các địa phương dừng các lễ hội, các hoạt động tôn giáo, tập trung đông người, hạn chế du xuân trong những tháng đầu năm.

Sát khuẩn tay phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: N.Lân

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch. Thực hiện các chỉ đạo trên, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bình Thuận đã dừng một số hoạt động vui xuân đón tết tập trung đông người như: Không tổ chức bắn pháo hoa trong đêm giao thừa, không tổ chức đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty, không tổ chức leo núi Tà Cú như mọi năm… để đảm bảo công tác chống dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đặc biệt là các ca nhiễm mới tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương có ảnh hưởng đến quá trình phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Mặc dù tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thấp nhưng tỉnh vẫn thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về lễ hội theo quy định, đặc biệt là thống kê, phân loại lễ hội các cấp để có biện pháp quản lý phù hợp, giảm quy mô, thời gian tổ chức lễ hội, thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động hội trong lễ hội. Đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế. Yêu cầu bắt buộc đối với người dân phải đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động lễ hội, tham quan di tích. Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác đến người dân và du khách. Thực hiện đầy đủ hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch tại các di tích gắn với hoạt động lễ hội… 

Chủ động các biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Sau nhiều tháng liên tiếp cả nước đã kiểm soát tốt được dịch bệnh trong cộng đồng, nay một số địa phương đã ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng mắc Covid-19. Hiện nay nước ta đã nhập vắc xin và đã tiến hành tiêm vắc xin ngừa Covid – 19 giai đoạn 2, tuy nhiên trong giai đoạn này các địa phương vẫn phải chủ động các biện pháp chống dịch. Theo đó, tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, cụ thể, linh hoạt hơn Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần đẩy mạnh chiến lược phòng chống dịch, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng và nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc. Nhất quán thực hiện một chiến dịch chống dịch hiệu quả, cả về y tế và kinh tế - xã hội. Đồng thời tăng cường khai báo y tế, siết lại những biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở lưu trú, có quy trình chuẩn bị xử lý những ca nghi nhiễm Covid-19… Đối phó với tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19 lần này, các địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp, như: phong tỏa nhiều lớp, truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân về nguy cơ dịch bệnh và yêu cầu nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới. Trước diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trong cộng đồng, công tác tuyên truyền cũng rất cần thiết, vì vậy rất cần các ngành, địa phương phải tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân trong việc thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, nhất là thông điệp 5K. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh ở các địa phương nhằm góp phần ổn định tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, tránh gây sự hoang mang đối với người dân trong quá trình triển khai các biện pháp quyết liệt trong phòng chống dịch. Theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của người dân, kịp thời định hướng dư luận trước các thông tin sai sự thật về dịch bệnh. Đặc biệt là tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế việc di chuyển trong dịp này, nhất là người dân ở các vùng đang có dịch bệnh trong cộng đồng, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan của dịch bệnh…

             Thanh Quang



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ hội và công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới