Theo dõi trên

Du lịch Phan Thiết: Còn những hạn chế cần khắc phục

12/12/2018, 08:27

BT- Phan Thiết có khoảng 249 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh (với gần 10.470 phòng), chiếm hơn 51% tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn Bình Thuận. Bên cạnh số lượng cơ sở lưu trú nêu trên, hiện thành phố du lịch biển Phan Thiết có hơn 100 nhà hàng đầy đủ tiện nghi, sang trọng phục vụ các món ăn Âu, Á và đặc sản địa phương. Ngoài ra còn có hàng chục cơ sở bán các mặt hàng hải đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm hoặc kinh doanh các loại hình thể thao trên biển mà tập trung chủ yếu ở khu vực Hàm Tiến - Mũi Né. Trên địa bàn thành phố, danh sách các điểm tham quan du lịch hút khách cũng khá nhiều: Di tích Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận, Dinh vạn Thủy Tú, Đồi Cát bay, Suối Tiên, Di tích Tháp Pô Sha Inư, Công viên Tượng cát, Làng chài Mũi Né, Bãi đá Ông Địa, Bồng Lai Tiên Cảnh, Lâu đài Rượu vang…

                
Ảnh: Đ.H

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng số khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn TP. Phan Thiết trong 3 quý đầu năm 2018 ước đạt 3.136.000 lượt, tăng 11% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 78% tổng số lượt khách toàn tỉnh. Riêng khách quốc tế chọn Phan Thiết là điểm dừng chân thì trong 3 quý vừa qua đã đạt 445.500 lượt, tăng 13,3% so cùng kỳ năm 2017 và chiếm 90% tổng lượt khách quốc tế đến Bình Thuận… Với tiềm năng và điều kiện hiện nay, Phan Thiết xứng đáng là trung tâm du lịch của cả tỉnh, không những sở hữu cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn mà còn thích hợp đón khách nghỉ dưỡng suốt bốn mùa trong năm.

Thời gian qua, việc tăng cường đầu tư cho quản lý điểm đến được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu tạo sức cạnh tranh, đồng thời gia tăng lượng khách và doanh thu cho Phan Thiết. Mặc dù vậy, đại diện lãnh đạo thành phố cũng thừa nhận công tác này đang gặp phải những hạn chế cần giải quyết như về chất lượng nguồn lao động, an ninh trật tự xã hội, vệ sinh môi trường…

Theo ông Võ Văn Thông - Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết, quản lý điểm đến đòi hỏi sự liên kết của các lợi ích khác nhau, cùng tạo một mục tiêu chung nhằm bảo đảm sức sống và sự toàn vẹn cho điểm đến hiện tại và cả tương lai… Bởi bãi biển có đẹp tới đâu, nhà hàng có ngon đến mức nào, khách sạn cao cấp bao nhiêu nhưng khách du lịch phải đi trên những bãi biển đầy rác, bị nâng giá vô tội vạ, thức ăn thiếu vệ sinh, để xảy ra hiện tượng ăn xin, cướp giật thì chưa thể là một điểm đến an toàn, hấp dẫn.

                
      
Khách quốc tế đến nghỉ dưỡng tại Phan Thiết    chiếm đến 90% tổng lượt khách nước ngoài của cả tỉnh.    

Khắc phục những hạn chế để các điểm đến du lịch trên địa bàn Phan Thiết tăng thêm sức hút, phục vụ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn bền vững đang là vấn đề đặt ra cho thành phố. Thực tế hoạt động du lịch càng khởi sắc thì càng cho thấy sự cần thiết, vai trò của công tác tổ chức quản lý điểm đến để bảo đảm sự phát triển du lịch ở khu vực đó. Thế nên ngoài quyết tâm khắc phục những hạn chế đã xác định, du lịch thành phố cũng cần đẩy mạnh hợp tác hướng đến lợi ích chung là giữ vững thương hiệu và tạo ấn tượng cho hình ảnh điểm đến Mũi Né - Phan Thiết - Bình Thuận, tránh trường hợp “mạnh ai nấy làm”…

QUỐC TÍN



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Tập trung những điểm nóng để giải quyết thiếu nước sạch cho dân
BTO-Chiều 23/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì buổi họp nghe báo cáo đề xuất giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp tại đầu cầu UBND tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành liên quan và được kết nối trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Phan Thiết: Còn những hạn chế cần khắc phục