Theo dõi trên

Đảm bảo an sinh xã hội đối với gia đình có công với cách mạng

14/11/2019, 09:00

BT - Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, những năm qua, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương chăm lo ngày càng tốt hơn cho các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng trên địa bàn.

Phải khẳng định rằng, công tác chăm sóc người có công với cách mạng luôn được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, Quỹ “Ðền ơn đáp nghĩa” ngày càng phát triển sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của xã hội ta, đời sống của người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện. Toàn tỉnh hiện có trên 52.000 người có công hưởng các chính sách, chế độ theo quy định và trợ cấp chế độ hàng tháng cho trên 11.400 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, người có công giúp đỡ cách mạng, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thương binh, bệnh binh, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày, mẹ Việt Nam anh hùng. Nhiều chính sách ưu đãi và chăm lo đối với người có công và thân nhân của họ đã được các ngành, địa phương quan tâm giải quyết đầy đủ các chế độ, chính sách như chế độ tham quan, điều dưỡng, cấp bảo hiểm y tế… các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, phong trào nhận phụng dưỡng, đỡ đầu được các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tỉnh hưởng ứng tích cực. Số xã, phường được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ chiếm tỷ lệ trên 95%. Chế độ thăm hỏi, tặng quà, tổ chức các hoạt động kỷ niệm được duy trì thường xuyên đã góp phần hỗ trợ đời sống, tinh thần người có công và thân nhân của họ được nâng lên. Hàng năm, các địa phương còn chủ động rà soát nhà ở người có công với cách mạng bị dột nát, hư hỏng và chưa có nhà ở có hoàn cảnh khó khăn để xem xét hỗ trợ kinh phí xây dựng. Hầu hết người có công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được nhận phụng dưỡng từ các cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân với mức từ 400.000 - 500.000 đồng/tháng. Còn các hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện nghèo, khuyết tật, cao tuổi được địa phương vận động tặng sổ tiết kiệm với mức từ 5 triệu đồng trở lên.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, còn được hỗ trợ các chương trình vay vốn ưu đãi đã giúp người có công với cách mạng có điều kiện phát triển sản xuất và vươn lên làm giàu chính đáng. Đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng ngày được cải thiện. Đến nay đã có hơn 98% số gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú. Xác định công tác chăm lo, hỗ trợ cho gia đình có công với cách mạng và thân nhân họ là việc làm thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, thể hiện trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cả tầng lớp nhân dân đối với sự hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ người có công trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đảm bảo 100% đối tượng người có công với cách mạng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng bằng nhiều hình thức, làm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân hiểu rõ để thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi gắn với các hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng với Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Duy trì và nhân rộng xã, phường làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ, quan tâm đến chính sách hậu phương quân đội, các chương trình tình nghĩa, phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đẩy mạnh các chương trình nhà tình nghĩa, nhà đồng đội, tạo sự tham gia sâu rộng của toàn xã hội. Vận động hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội…

Thanh Quang



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảm bảo an sinh xã hội đối với gia đình có công với cách mạng