Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu n
Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
BT- Trong ngày làm việc hôm
qua (27/1), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục với chương
trình thảo luận các văn kiện đại hội. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ
Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã điều hành phiên thảo luận này với các tham
luận của các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận
Trung ương; Đảng bộ TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và lãnh đạo Ban Cán sự Đảng các
Bộ Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Nông nghiệp &
PTNT…
 |
Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đến
Trung tâm Hội nghị. |
Mở đầu, Chủ tịch Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày tham luận về: “Phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt
động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”.
Theo đồng chí Trần Thanh Mẫn,
Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong không khí nhân dân cả nước phấn khởi, tự
hào, trân trọng về những thành tựu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của đất nước về
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền và phòng
chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh
đạo của Đảng, kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
 |
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An (thứ 2 từ phải
sang) trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy
Bình Thuận khóa XIII Nguyễn Mạnh Hùng và Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ
tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong. |
Đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn
mạnh, đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun
đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước, trọng
nhân nghĩa, đùm bọc lẫn nhau đã thấm sâu vào tình cảm và hành động của mỗi người
dân đất Việt trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc
đã tạo nguồn sức mạnh, lập nên những kỳ tích vẻ vang, là điều kiện cơ bản cho sự
thành công của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công
cuộc đổi mới xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.
“Mặt trận nguyện mang hết sức
mình, vận động các tầng lớp nhân dân chung sức, đồng lòng - khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, niềm tự hào, tự tôn dân tộc - tự tin, đổi mới,
sáng tạo - hun đúc ý chí, bản lĩnh, khát vọng phát triển, xây dựng đất nước phồn
vinh, hạnh phúc”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng
định.
 |
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương
Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại đại
hội. |
Riêng tham luận của lãnh đạo
Đảng bộ Thủ đô và Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, 2 địa phương trung tâm đầu tàu kinh
tế của đất nước, đều khẳng định, trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4, việc phát triển nguồn nhân lực và áp dụng khoa học -
công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng để tiếp tục nâng cao
tiềm lực và vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Riêng Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ với tham luận “Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025”. Trong đó có nội dung đáng chú ý là
phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực được các đại biểu quan tâm. Để thực hiện điều đó, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, giải pháp đột phá là phải đổi mới cơ chế quản lý nhà nước và quản
trị nhà trường. Đồng thời phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới
trường, lớp; đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục và tăng cường công tác
truyền thông.
 |
Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tại
Trung tâm Hội nghị. |
Trong tham luận “Phát huy
phương châm gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân, thực hiện có hiệu quả công tác
cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân”, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực Tòa án
nhân dân tối cao kêu gọi: Cán bộ tòa án phải xâm nhập thực tiễn, “hiểu dân” hơn
để có được thông tin đa chiều; tìm hiểu sự việc từ nhiều góc độ khác nhau, củng
cố thêm niềm tin nội tâm và nhận định chính xác về sự thật khách quan vụ việc,
đảm bảo việc xét và xử, vừa thấu tình vừa đạt lý.
Đại biểu Nguyễn Xuân Cường,
Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ NN & PTNT đã có bài tham luận “Phát triển nông nghiệp
hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế”.
Trong đó nêu lên những khó khăn, thách thức và những giải pháp căn cơ để xây
dựng nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn theo hướng công nghệ cao, nâng cao
giá trị sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, để góp phần xây dựng nền nông
nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, hiện đại, hội nhập quốc tế…
Kết thúc ngày làm việc chính
thức thứ 2, với tinh thần tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm, Đoàn Chủ tịch đại
hội đánh giá cao nội dung của hơn 20 tham luận, ý kiến của các đại biểu. Nội
dung tham luận đã thẳng thắn nhìn nhận và đề xuất các quyết sách hợp lý, mạnh mẽ
để xây dựng đất nước vươn lên trong thời gian tới. Theo chương trình hôm nay
(28/1), trong buổi sáng đại hội sẽ tiếp tục thảo luận văn kiện, lấy ý kiến về
những vấn đề cần biểu quyết trong các văn kiện Đại hội XIII. Buổi chiều, tại hội
trường các đại biểu sẽ nghe báo cáo công tác nhân sự và thảo luận, biểu quyết số
lượng BCH khóa XIII. Riêng thời gian làm việc tại đoàn, các đại biểu sẽ tập
trung thảo luận tiêu chuẩn, cơ cấu BCH, nghiên cứu danh sách ứng cử, đề cử BCH
khóa mới.
Phúc Sinh