Tổng thống đắc cử Mỹ Biden
Tổng thống đắc cử Mỹ Biden "không vội " thay đổi chính sách thương mại của ông
Trump
Với tuyên bố giữ
nguyên mức thuế quan hiện nay, Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 2/12 cho thấy
nước Mỹ dưới thời của ông sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc về thương mại,
nhưng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đồng minh lịch sử như EU.
Một sự thay đổi được
đánh giá là nhiều về chiến thuật hơn là chính sách. Ưu tiên hàng đầu của ông Joe
Biden một khi chính thức bước vào Nhà Trắng vẫn là xoay chuyển nền kinh tế Mỹ,
vốn đang phải vật lộn với những tác động của cuộc khủng hoảng do đại dịch
Covid-19.

Ông Biden. Phía sau ông là cờ Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: Nikkei.
Trong cuộc trả lời
phỏng vấn công bố hôm 2/12 trên Thời báo New York, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe
Biden tuyên bố sẽ không có chuyện xem xét lại thỏa thuận thương mại ký hồi đầu
năm hay thuế quan trừng phạt mà chính quyền Tổng thống đương nhiệm Donald Trump
đang áp dụng với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ông đồng thời khẳng định
sẽ triển khai mọi biện pháp cần thiết để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, mà
trước tiên là tăng cường đầu tư cho chính nước Mỹ.
Đây cũng là lập
trường được ông Joe Biden nhiều lần nhắc tới khi kêu gọi Quốc hội khẩn trương
thông qua gói cứu trợ Covid-19 mới: “Ngay lúc này, toàn thể Quốc hội nên họp lại
và thông qua một gói cứu trợ mạnh mẽ để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của
đất nước. Bất kỳ gói cứu trợ nào được thông qua vào thời điểm hiện nay đều sẽ là
một sự khởi đầu tốt. Nhóm chuyển tiếp của tôi đang làm việc để giải quyết nhiều
cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang và sẽ phải đối mặt, đặc biệt là các cuộc khủng
hoảng kinh tế và khủng hoảng bao trùm.”
Phản ứng về những
tuyên bố của ông Joe Biden, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân
Oánh hôm nay (3/12) nhấn mạnh, các vấn đề thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ nên
được giải quyết bằng cách tham vấn và dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau: “Trung
Quốc đã nhiều lần thể hiện rõ quan điểm liên quan tới các vấn đề thương mại giữa
Trung Quốc và My. Điểm cốt lõi trong hợp tác Trung Quốc-Mỹ là lợi ích chung cho
cả hai bên.”
Theo chuyên gia kinh
tế Eswar Prasad, đồng thời là Giáo sư Đại học Cornell ở New York, những tuyên bố
của ông Joe Biden liên quan tới Trung Quốc không hề gây ngạc hiên. Bởi chắc chắn
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ không cho phép mình quay lưng lại với các nghiệp đoàn và
nghị sĩ của cả 2 đảng, cũng như chắc chắn sẽ không xóa bỏ các mức thuế quan mà
không yêu cầu nhượng bộ từ phía Bắc Kinh. Hơn nữa, sẽ rất khó để gửi đi một tín
hiệu như thế vào thời điểm hiện nay, nhất là sau quyết định mạnh tay mới đây của
Trung Quốc đối với rượu vang Australia. Chuyên gia Eswar Prasad cũng nhận định,
nếu chính quyền mới tại Mỹ thực hiện “những thay đổi đáng kể trong chiến lược”
so với cách tiếp cận của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, thì chính sách
tổng thể với Trung Quốc về cơ bản sẽ không thay đổi.
Đối với những tranh
cãi khác như về bản quyền tài sản trí tuệ hay trợ cấp của Trung Quốc, chiến
thuật của ông Joe Biden cũng hướng tới việc thiết lập một mặt trận chung đối với
những nước châu Âu chung quan điểm, ví dụ như Liên minh châu Âu. Tuy nhiên,
chính quyền ông Joe Biden sẽ chấp nhận điều kiện trao đổi như thế nào khi chính
các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu cũng đang phải chịu thuế quan của Mỹ?
Ủy ban châu Âu hôm 2/12 dường như đã đưa ra câu trả lời khi công bố dự thảo về
một kế hoạch xuyên Đại Tây Dương mới. Trong đó, khối này xác định 4 lĩnh vực
chính trị ưu tiên mà hai đồng minh có thể làm việc cùng nhau: cuộc chiến chống
đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thương mại- công nghệ và cuối cùng là an
ninh. Dù vẫn chưa đưa ra phản ứng rõ ràng, song theo các nhà phân tích, ông Joe
Biden có thể cho thấy sự linh hoạt hơn tương tự như trong vấn đề thuế quan.
Thu Hoài/VOV