Dân vận là nhiệm vụ của cả hệ th
Dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
BT- Chỉ đạo tại Hội nghị trực
tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 290 của Bộ Chính trị (khóa X) và
Quyết định số 2898 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành quy chế công tác dân
vận của hệ thống chính trị vào chiều 7/7 do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức, Phó
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An lưu ý người đứng đầu các cấp phải nhận thức đúng,
đầy đủ và có trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, xem lòng
dân là “quốc bảo”.
 |
Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An phát biểu
chỉ đạo. |
Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết,
sau 10 năm thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; các cấp
ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chủ động triển khai đạt
được kết quả tích cực. Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và trách
nhiệm của hệ thống chính trị đối với công tác dân vận có sự chuyển biến và nâng
lên rõ rệt. Đặc biệt là trong phát động các phong trào thi đua “Dân vận khéo”
gắn với việc xây dựng, tuyên dương các gương điển hình tiên tiến trong thực hiện
Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh xây dựng được 2.668 mô hình tập thể và
1.994 điển hình cá nhân với nhiều cách làm hay, sáng tạo, có địa chỉ cụ thể, tạo
sự lan tỏa sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội… Công tác tiếp công
dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân được chính
quyền, các ngành quan tâm thực hiện; qua đó, kịp thời nắm bắt và giải quyết các
tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của nhân dân. Từ năm 2010 đến hết quý I/2020, toàn
tỉnh đã tiếp 18.000 công dân; tiếp nhận hơn 14.300 đơn thư phản ánh, kiến nghị.
Qua đó, kịp thời nắm bắt và giải quyết các tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của nhân
dân…
Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm
thời gian tới, Phó Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền,
Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, phương châm,
phương pháp dân vận của Đảng và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhất là quán
triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị, trong đó “Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt
trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt”. Người đứng đầu các cấp phải nhận thức
đúng, đầy đủ, thật sự quan tâm và có trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo
công tác dân vận, xem lòng dân là “quốc bảo”; phân công cán bộ lãnh đạo phụ
trách, theo dõi công tác dân vận; gắn công tác dân vận với xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
“Công tác dân vận phải được
xem là công việc hàng ngày, giải quyết một thủ tục hành chính đúng hẹn, sớm hẹn
cũng là làm công tác dân vận; một lời nói nhẹ nhàng với dân cũng là làm công tác
dân vận; giải quyết khiếu nại hợp tình hợp lý cho dân cũng là làm công tác dân
vận” – Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Các cấp ủy, tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể thường xuyên tổ chức rà soát, sửa đổi bổ
sung các nội dung quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị phù hợp với
đặc điểm, điều kiện của ngành, địa phương. Trong đó chú ý các nội dung phối hợp
thực hiện công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ trong thực hiện thu hồi
đất, đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các công trình,
dự án. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để người dân tham
gia vào các quy trình ban hành chủ trương chính sách và giám sát phản biện xã
hội; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, chú ý đến quyền lợi của nhân
dân; nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”...
T.HÀ