Theo dõi trên

Những mô hình nông nghiệp tiên tiến, cần nhân rộng

05/06/2020, 16:45

BTO- Trước tình hình nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phải gửi công điện yêu cầu các địa phương tập trung ứng phó. Trong nhiều giải pháp chống hạn đề ra, Thủ tướng yêu cầu cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ NN - PTNT hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả để doanh nghiệp, nông dân áp dụng.

Mô hình tưới theo kiểu phun sương. Ảnh IT

Ở Bình Thuận, trong nắng hạn đã xuất hiện những mô hình canh tác sáng tạo, hiệu quả. Tại "thủ phủ" thanh long Hàm Thuận Nam có trang trại Sơn Trà canh tác 22 ha thanh long theo tiêu chuẩn Global GAP. Trang trại này có 6 giếng khoan và 10 ao đào trải bạt chứa nước, đồng thời đầu tư hệ thống tưới công nghệ cao tiết kiệm nước. Nhờ vậy dù nắng hạn kéo dài nhưng hơn 20 ha thanh long của trang trại Sơn Trà được tưới đủ nước vẫn xanh tốt. Mô hình này rất cần được nhân rộng ở Bình Thuận. Trong đợt nắng hạn gay gắt vừa qua, nguồn nước tưới thanh long rất khan hiếm, nhiều người phải mua nước xe bồn về tưới thanh long, nhiều vườn thanh long bị bỏ mặc vàng úa, hàng chục ngàn ha thanh long bị giảm năng suất, sản lượng vì thiếu nước tưới.

Ở Ninh Thuận có mô hình nông nghiệp sa mạc ở làng Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước. Trên đồi cát khô cháy người dân vẫn không bỏ hoang đất đai, mà liên tục mùa nào thức nấy luân canh hết cây trồng này đến cây trồng khác, cây trồng nào cũng ít tốn nước. Ở đây chẳng ai tưới kiểu tưới tràn, vì nước rất khan hiếm, mà tưới theo kiểu phun sương hoặc tưới nhỏ giọt, nhờ đó lượng nước tưới giảm đi một nửa mà cây trồng vẫn xanh tốt.

Đặc biệt diện tích 50 ha cây măng tây xanh luôn tươi tốt cho nông dân ở đây thu nhập cao. Lựa chọn cây trồng phù hợp và lối canh tác phù hợp điều kiện khô hạn là hướng đi của nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, để biến bất lợi thành lợi thế. Dự kiến năm nay Ninh Thuận tiếp tục chuyển 2.000 ha lúa sang cây trồng cạn, tiết kiệm nước để thích ứng biến đổi khí hậu.

Kiểm tra tình hình hạn hán ở Bình Thuận mới đây, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT cũng khuyến cáo Bình Thuận cần tính toán chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng phù hợp biến đổi khí hậu, sản xuất cây ngắn ngày, chuyển lúa sang cây ăn trái để giảm lượng nước tưới.

Ở Ninh Thuận còn có mô hình trang trại bố trí ở trên kinh doanh năng lượng mặt trời, còn ở dưới đất là hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đó là trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến rộng khoảng 30 ha ở xã An Hải-Ninh Phước. Đây là mô hình có thể nhân rộng ở Ninh Thuận và Bình Thuận-khu vực khô hạn và có nhiều cơ sở điện mặt trời nhất cả nước.

Khôi Nguyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những mô hình nông nghiệp tiên tiến, cần nhân rộng