Theo dõi trên

Câu chuyện 4.0 mùa Covid-19

18/03/2020, 10:46 - Lượt đọc: 85

BTO- Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đang làm thay đổi các hoạt động của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tiêu dùng... và các loại hình “không tiếp xúc” có thể sẽ trở thành xu hướng mới trong và sau khi dịch bệnh được khống chế.

Trước hết, phải thấy việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, quãng bá, phân phối hàng hóa, trong sinh hoạt hàng ngày luôn diễn ra. Chúng ta hầu hết đã quen thuộc với các hoạt động: nộp hồ sơ trực tuyến, họp trực tuyến, chữ ký số, dạy học trực tuyến, bán hàng online... Nhà nước cũng đang và sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính công, xây dựng chính quyền điện tử, thông minh. Vậy nên, cần có cơ chế, thể chế hóa để thúc đẩy mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi phương thức quản lý điều hành.

Từ trước tới nay, các hoạt động kinh tế truyền thống diễn ra theo phương thức “mặt đối mặt” để “cung gặp cầu”. Do vậy, việc người dân hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác có thể là co hẹp hoặc gián đoạn hoạt động kinh tế. Dẫu vậy, kinh tế trực tuyến hiện đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của người dân. Để tránh lây nhiễm, các hoạt động “không tiếp xúc” dựa trên hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có sẽ trở nên sôi nổi hơn. Nhiều trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh vốn là không gian mua sắm trực tiếp của người dân, đang tích cực kích cầu mua sắm trực tuyến; còn các doanh nghiệp tiến hành phỏng vấn qua video trong quá trình tuyển dụng nhân viên mới. Các nhà hàng ăn uống thay đổi rõ nét với doanh thu tăng mạnh đến từ các đơn hàng giao tận nơi... các hoạt động này cơ bản đạt được kết quả tích cực. Không những thế, kinh doanh online đang là vị cứu tinh của nhiều doanh nghiệp, hàng quán trong mùa dịch Covid-19.

Trong khi đó, một số trường PTTH, trường đại học trong nước đã bắt đầu giảng dạy trực tuyến cho học sinh, sinh viên đang là một đòi hỏi cấp bách. Do vậy, ngành giáo dục cần khẩn trương nghiên cứu giải pháp học trực tuyến,thi trực tuyến thay thế phương thức “lớp - bài” truyền thống.

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Thuận, nhiều hội nghị, hội thảo, cuộc họp thay vì tổ chức theo kiểu truyền thống, thì đã tổ chức theo phương thứctrực tuyến, hoặc ở một số địa phương, cơ quan ứng dụng email để hoãn các cuộc họp, hay lấy ý kiến góp ý văn kiện đại hội Đảng các cấp ... trong tình hình dịch bệnhCovid-19 mà vẫn bảo đảm hiệu quả, thực chất, tiết kiệm. Nội dung và tính chất của nó đã tạo lan tỏa bước đầu đối với công chức, viên chức trong việc tiến tới mộtchính quyền điện tử trên địa bàn.

 Dịch bệnh Covid-19 đang làm người tiêu dùng, công chức, viên chức cơ quan nhà nước, doanh nghiệp thay đổi thói quen mua sắm, tương tác công việc, kinh doanh hàng hóa qua kênh thương mại điện tử... với mục đích hạn chế người dân đến những nơi tập trung đông người. Bên cạnh đó, cần tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện những tiện ích và bất cập trong việc tương tác online giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong và sau mùa dịch bệnh.

Vấn đề đặt ra là trong quản lý hành chính, dịch vụ công, chính quyền điện tử... từ mùa dịch bệnh Covid-19 là “cơ hội vàng” đểnhà nước, doanh nghiệp, cá nhân áp dụng công nghệ thông tin triển khai giao dịch trực tuyến.

Dụng văn Duy



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện 4.0 mùa Covid-19