Theo dõi trên

Hội nghị trực tuyến hướng dẫn kiện toàn Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã mới sau sáp nhập các đơn vị hành chính

20/02/2020, 15:56

BTO- Sáng nay (20/2), Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý vào dự thảo Hướng dẫn việc kiện toàn Ủy ban MTTQVN cấp huyện, cấp xã sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2024.Tại điểm cầu Bình Thuận, có bà Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh.

Theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQVN, việc sắp xếp, thành lập Ủy ban MTTQ cấp huyện, cấp xã phải được thực hiện đồng bộ với việc sắp xếp, sáp nhập của đơn vị hành chính cùng cấp. Cụ thể, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp trên trực tiếp hiệp y, thống nhất với cấp ủy Đảng ở cấp thành lập Ủy ban MTTQ mới (trên cơ sở sáp nhập của các đơn vị cùng cấp) để quyết định thành lập Ủy ban MTTQVN lâm thời. Lập và chỉ định danh sách ủy viên ủy ban và ban thường trực của Ủy ban MTTQ; đồng thời, quyết định giải thể Ủy ban MTTQVN  các huyện, xã thuộc diện phải sáp nhập đơn vị hành chính.

Ủy ban MTTQ lâm thời gồm các vị ủy viên ủy ban MTTQ của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập. Nhân sự, số lượng ủy viên Ủy ban MTTQVN cấp huyện, xã mới sau khi thành lập không vượt quá số lượng theo quy định tại Thông tri số 28/TT-MTTW- BTT. Đối với các đơn vị đặc thù do các xã sáp nhập có nhiều thôn; huyện sáp nhập có nhiều đơn vị cấp xã thì được phép tăng thêm số lượng ủy viên nhưng không vượt quá 30% so với quy định của Thông tri 28.

Theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, sau khi sáp nhập, các tổ chức thành viên ở những đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới sẽ là thành viên của MTTQVN; đồng thời, hiệp thương người đứng đầu của tổ chức thành viên đó tham gia Ủy ban MTTQ cùng cấp. Còn đối với những tổ chức thành viên không sáp nhập, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính thì đương nhiên là thành viên của MTTQ Việt Nam cùng cấp.

Về số lượng ủy viên ban thường trực của Ủy ban MTTQVN cấp huyện, cấp xã mới, hướng dẫn nêu rõ, cấp huyện gồm chủ tịch, từ 1 - 2 phó chủ tịch và ủy viên thường trực; cấp xã  gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy viên thường trực. Số lượng, nhân sự cụ thể do Ban Thường vụ cấp tỉnh chỉ đạo cấp ủy địa phương phân công, sắp xếp, quyết định.

Đối với việc tổ chức Đại hội MTTQ cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp trên trực tiếp thống nhất với cấp ủy Đảng của đơn vị hành chính mới chỉ đạo tổ chức Đại hội để hiệp thương cử ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ khóa mới.

Thảo luận tại hội nghị, các địa phương thống nhất cao với dự thảo hướng dẫn việc kiện toàn Uỷ ban MTTQVN cấp huyện,  xã sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính giai đoạn 2019-2021. Đồng thời,nêu lên một số vướng mắc khi thực hiện hướng dẫn. Cụ thể, có nhiều nơi 4 xã nhập thành 1, nếu quy định số lượng cứng đối với Ủy viên Ban Thường trực của Ủy ban MTTQVN cấp huyện, xã mới thì khó bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đại đoàn kết, vận động nhân dân; cần sớm ban hành chế độ, chính sách đối với những trường hợp trong diện dôi dư do việc sáp nhập cũng như những trường hợp có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi theo quy định…

Được biết, giai đoạn 2019-2021 cả nước có 46 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành sắp xếp, sáp nhập với số lượng20 đơn vịhành chính cấp huyện và 631 đơn vị hành chính xã, phường.

TT



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội nghị trực tuyến hướng dẫn kiện toàn Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã mới sau sáp nhập các đơn vị hành chính