Theo dõi trên

Nông nghiệp Bình Thuận, vượt khó vươn lên

23/12/2019, 12:00 - Lượt đọc: 42

BT- Năm 2019, hoạt động của ngành nông nghiệp Bình Thuận gặp không ít khó khăn tác động: thời tiết nắng nóng kéo dài, mùa mưa đến muộn và lượng mưa thấp, lượng nước tích trữ tại các hồ chứa cạn dần, gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vụ hè thu và vụ mùa tại một số khu vực; tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh vật nuôi, đặc biệt là sâu keo mùa thu gây hại bắp và bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, kéo dài, chưa có dấu hiệu dừng lại, gây thiệt hại nghiêm trọng; Giá cả nhiều mặt hàng nông sản thiếu ổn định; Tình hình xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn; Kinh phí ngân sách đầu  tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn còn khó khăn đã ảnh hưởng đến sự chỉ đạo điều hành chung của ngành. Song ngành nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể, bám sát thực tiễn để tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời có sự phối hợp tích cực của...

Năm 2020 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc đẩy mạnh thực hiện, hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; dự báo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Với mục tiêu phải tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 11/1/2017 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Đồng thời phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn giá trị gia tăng cao, trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí  hậu và bảo vệ môi trường, sinh thái… ngành nông nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới. Nhất thiết phải đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản; phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, xuất khẩu; tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và phát triển thị trường qua đó nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường cho  sản phẩm từ khu vực nông thôn, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế. Bên cạnh đó, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi… ngành nông nghiệp cần chủ động tham mưu công tác phòng chống thiên tai, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tiếp tục đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn từng xã, chú trọng bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội địa bàn nông thôn.

Năm 2019, ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, hy vọng trong năm 2020, với tất cả sự quyết tâm của cán bộ, viên chức và người lao động toàn ngành, sự cộng đồng trách nhiệm của các đơn vị, địa phương, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo tỉnh và sự chung sức, chung lòng của các tầng lớp nhân dân, ngành nông nghiệp sẽ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình dù sẽ phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. 

Huy Toàn



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông nghiệp Bình Thuận, vượt khó vươn lên