Theo dõi trên

Rà soát bom, mìn: Đối mặt với hiểm nguy

03/12/2019, 09:18 - Lượt đọc: 6

BT- Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn còn hàng chục tấn bom đạn của địch còn sót lại trong lòng đất. Hiểm nguy luôn rình rập đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Để đảm bảo an toàn, hàng ngày, những người lính Công binh thuộc Bộ CHQS tỉnh Bình Thuận phải đối mặt với nguy hiểm, tìm kiếm, thu gom, xử lý bom, đạn, vật liệu nổ, làm sạch đất đai.

Trung tá Phạm Biên Thùy, Chủ nhiệm Công binh Bộ CHQS tỉnh cho biết: Với quân số không nhiều, nhưng lực lượng công binh của tỉnh phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ và rất nặng nhọc, nguy hiểm, luôn làm việc trong môi trường độc hại và mất an toàn cao. Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ Đại đội Công binh 19 phải thu gom, xử lý bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Chỉ tính trong năm 2019, lực lượng công binh của tỉnh đã 6 lần tổ chức đi rà phá, thu gom, xử lý thành công rất nhiều quả đạn pháo, bom, mìn các loại, trong đó có 1 quả bom phá 500 LPS nặng hơn 250 kg tại huyện Hàm Thuận Nam. Phần lớn bom, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh đến nay đã rất lâu, bị hoen rỉ, bào mòn, tác động bởi thời gian, môi trường, vì vậy nên độ nguy hiểm rất lớn. Để bảo đảm an toàn và hoàn thành tốt nhiệm vụ, mỗi lần thực hiện việc rà phá, thu gom, xử lý hay bảo đảm việc tạo giả trong các cuộc diễn tập, người lính công binh luôn có kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai, quán triệt đến từng thành viên trong đơn vị và tiến hành huấn luyện, hướng dẫn cho cán bộ, chiến sĩ nắm chắc các thông số kỹ thuật, biện pháp xử lý.           

Như lần đi thu gom hầm đạn pháo ở xã Phan Rí Thành (Bắc Bình). Gần 4 ngày đêm, các người lính công binh đã đào, thu gom, xử lý thành công gần 600 quả đạn pháo, nhiều loại mìn, lựu đạn, thuốc nổ, đạn nhọn. Tháo gỡ, xử lý bom, đạn là rất nguy hiểm. Nên khi đi thu gom, Đại đội Công binh đã chọn những đồng chí đã nhiều lần tham gia, có kinh nghiệm trong tháo gỡ. Chỉ huy đại đội đã phân công nhiệm vụ cho từng người một, từ rà tìm toàn bộ khu vực, đào đất, đánh dấu, xác định phân loại đạn qua hình dáng, ký hiệu, đầu đạn, tổ chức tháo gỡ, rồi đến khâu đưa đi về vị trí xử lý.

Thượng úy K’ Văn Cảnh chia sẻ: Nhiệm vụ rất đặc thù, vì vậy yếu tố an toàn luôn được chú trọng. Cán bộ, chiến sĩ tham gia luôn chọn những đồng chí có kinh nghiệm. Thực hiện đúng quy trình, quy tắt an toàn.

Duy Thỉnh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rà soát bom, mìn: Đối mặt với hiểm nguy