Theo dõi trên

Tô Duy Thạch đậm tình với những trang thơ

09/08/2019, 11:07

BT- So với tuổi đời và tuổi của những bài thơ dưới tên thật vừa là bút danh Tô Duy Thạch phần lớn từng xuất hiện trước 1975, cùng thời với các bạn thơ quê nhà Đài Nguyên Vu, Nguyễn Lệ Tuân, Huỳnh Hữu Võ, Nguyễn Duy Sinh, Trần Yên Thế… nhưng nay mới in thành tập quả là quá chậm. Nhà văn Hồ Việt Khuê “xúi” lắm anh mới cố moi trong trí nhớ những bài thơ rời từ thuở mộng mơ đến những câu thơ phiêu bạt cùng cơn say bè bạn… Dù chỉ vài chục bài nhưng có thể coi đã trải dài cung bậc một đời người, một đời thơ của anh.

Tôi rất tâm đắc với người biên tập của nhà xuất bản khi trích đoạn từ bài thơ “Rừng biển tương tư” cũng là tựa chung cho tập thơ. Trong đó có những câu rất đời “Ta con cá lạc trong vụng nước/Mải mê không biết biển xa rồi/Lao đao trên bãi đời khô kiệt/Cũng đành thôi! Một cuộc rong chơi”… Nói về thân phận kiếp người, Tô Duy Thạch với một tâm thế hào sảng, an nhiên. Trong đó anh ví mình nhỏ nhoi miệt mài theo cuộc sống: “Ta như con sâu đo ngày tháng/Đo hoài không hết kiếp phù sinh”. Dẫu anh lớn lên trong thời buổi chiến tranh, xa quê nhà Phan Rí Cửa rồi phiêu dạt tận phương Nam xa lắc, trôi theo dòng đời nghiệt ngã để còn lại những kỷ niệm, tình người theo anh là quý giá nhất.

Tôi nhớ mãi một lần đi với đoàn anh em văn nghệ Tuy Phong đến Bến Tre, Tô Duy Thạch thoăn thoắt nhảy xe ôm đi tìm địa chỉ một người bạn rất nghĩa tình ngày xưa, tính ra đã gần 50 năm cùng làm nghề nhiếp ảnh… Ai cũng cười, nghĩ thầm coi như mò kim đáy biển! Thật vậy, sau cả buổi trời, anh quay lại với đôi mắt rưng rưng ngấn lệ, vành râu lưa thưa như vội bạc thêm… nhưng không ai nỡ bông đùa khi anh nói chủ nhà cũ đã thay đổi qua mấy đời rồi, xem như bặt tăm! Đúng anh là con người có trái tim nhân hậu và giàu cảm xúc. Cho nên, nhìn tháp cổ Poklaung Grai, anh cảm nhận về thân phận kiếp người đâu đó “Biển dâu một cuộc cờ thiên mệnh/ Nhạt nhòa chân tháp cánh hoa phai”… như một điều tất yếu của cuộc đời. Nói vậy, nhưng trong thơ Tô Duy Thạch vẫn không thôi những nỗi niềm sâu đậm trong ký ức “Bạn xưa trăm ngã đời chia biệt/Xin chào Phan Thiết, mai ta đi” (Về Phan Thiết), hay “Ta về chốn cũ/Đi xuống đi lên/Nhìn lui, nhìn tới/Chỉ thấy riêng ta/Một bóng ngậm ngùi” (Cam Linh ngày trở lại).Tình ctôitìmgp bàithơca anhBa rượu bênsôngtrong tuyn tp Rượu giang hkhíctin trướcđâykhálâu, hu như cócáctácgithơ “thương hiucviết bng cm xúctheo cách nóica Lưu Linh ly triđất làmmt bui, muônnăm làmchc lát,ly mt trăng mt tri làmca ngõ, thiênhlàmsân, làmđường…”. Nhưng vi TôDuy Thch trong say màtnh vn nng nàntình bn, vn kiêubc giang hồ “Ung ba rượu chiu nay/Lòng ta vui vôhn/Ôi, đời người hu hn/Ni bun li khôncùng/Chiu sông nước mang mang/Ôm nhau cười chếnh choángvàanhđãnhn ra Nhàbn ca sông/Nước khi đầy khi cn/Tình bn mãimênh mông/Mãinhư làbin ln”... Ởbàithơ nàytôicàng thy schân tình, độ lượng trong anh và càng bộc lộ cái khí chất, tâm hồn của anh như sẵn sàng đón nhận bất cứ hoàn cảnh nào: “Về thôi đời cũng vô thường/Thõng tay đi giữa cõi miền uyên nguyên” (Nghe chim hót trên tầng lá xanh). Anh đã thoát ra khỏi trạng thái ràng buộc của bản ngã để sống cho đích thực chính mình vì cuộc đời biết bao điều thâm diệu.

Rồi ai cũng phải trở về, về với chính mình và hạnh phúc riêng, là mảnh đất quê nhà. Với anh, ở đó vẫn là nguồn cội thanh bình, nhất là khi sớm tuổi mồ côi, khi mẹ thành góa bụa ở tuổi ba mươi. “Mẹ xưa tần tảo trong đời/Nhớ mong cuối bãi con ngồi đợi trông/ Trùng dương dào dạt long đong/ Mẹ ơi! Con mãi hoài mong mẹ về”(Biển và đời mẹ tôi). Những địa danh xứ biển quê anh gành Son, sông Lũy, Thái An, ghềnh Bắc, Đá Dựng… in dấu chân tuổi thơ một thời lãng mạn của Tô Duy Thạch, thấp thoáng một bóng hình, một tiếng vọng lung linh. Và có lẽ đây là một trong những lời bộc bạch của anh rất thật “Nuôi đủ bảy con với một chồng/Khuya sớm không mòn thân liễu yếu/Ngày mưa tháng nắng vẫn lo toan/Mới hay số kiếp còn may mắn/Xin cám ơn! Đời tôi có em” (Thơ cho hiền nội).

Tô Duy Thạch là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bình Thuận, đang sinh hoạt tại Chi hội VHNT Tuy Phong. Anh từng có nhiều sáng tác thơ được đăng trên chục Tuyển tập văn nghệ trong nước và địa phương. Tập thơ “Rừng biển tương tư” với một phong cách dung dị, không cần phải chải chuốt cầu kỳ mà đạt được sự tự nhiên của ngôn ngữ thơ đa cảm, giàu hình tượng, dễ dàng tiếp cận với tư duy cái đẹp của tâm hồn.

PHAN CHÍNH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tô Duy Thạch đậm tình với những trang thơ