Theo dõi trên

Tháo gỡ các điểm nghẽn trong phòng chống ma túy

03/06/2019, 09:27

BT- Thực hiện Luật Phòng chống ma túy (PCMT), tỉnh ta đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên đến nay, loại tệ nạn này vẫn diễn biến phức tạp, số người sa vào ma túy không ngừng gia tăng…

                
   Hồng phiến do công an tịch thu trong quá    trình đấu tranh với tội phạm ma túy.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định PCMT là trách nhiệm của toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trên tinh thần đó, những năm qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Đồng thời đặt mục tiêu kiên quyết đấu tranh, triệt phá hiệu quả các đường dây vận chuyển, mua bán ma túy, các tụ điểm, địa bàn phức tạp về ma túy, nâng cao chất lượng cai nghiện, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng trồng, tái trồng cây cần sa.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, các ngành, địa phương cũng đã nỗ lực xây dựng các mô hình PCMT. Đến nay toàn tỉnh đã thành lập được hàng chục mô hình hoạt động hiệu quả, nổi bật là “Khu phố không có ma túy”, “Trường học không có tội phạm, không có ma túy”, “Hai đoàn viên giúp đỡ một thanh niên chậm tiến”; “Tổ phụ nữ không có chồng, con nghiện ma túy”; “Tổ đồng đẳng”, “Dòng họ tự quản”, “Giáo họ tự quản”, “Câu lạc bộ giúp bạn”, “Đoàn Thanh niên xung kích phòng, chống tội phạm và ma túy”… Tiếp tục duy trì 105 đội thanh niên tình nguyện thắp sáng niềm tin, 85 câu lạc bộ phòng chống ma túy, mại dâm; phát triển trên 103 mô hình “Khu dân cư phòng, chống tội phạm”.

Tuy vậy, tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Nếu như năm 2010, tỉnh ta có 499 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, thì đến nay có khoảng 3.000 người nghiện. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân khiến công tác PCMT chưa đạt hiệu quả như mong muốn, xuất phát từ sự chồng chéo trong quy định giữa luật và các bộ luật liên quan. Đơn cử, khoản 1, Điều 29 Luậtphòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định “Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Trong khi đó, khoản 4, điều 90 Luậtxử lý vi phạm hành chính quy định “Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định”.  Khoản 1, điều 33 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy quy định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tuy nhiên Luật xử lý vi phạm hành chính không quy định vấn đề này…

Mặt khác, việc đưa đối tượng nghiện ma túy đi xác định tình trạng nghiện trên thực tế rất khó khăn nếu đối tượng không cộng tác, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chế tài áp dụng trong trường hợp này. Việc xác định tình trạng nghiện cần có thời gian tạm giữ từ 3 – 5 ngày để xác định hội chứng cai nghiện, nhưng Luậtxử lý vi phạm hành chính không có biện pháp để giữ đối tượng trong thời gian đó, chỉ có thể tạm giữ tối đa 24 giờ. Hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều loại chất gây nghiện mới, được thanh thiếu niên sử dụng rộng rãi như bùa lưỡi, bóng cười… nhưng chưa được đưa vào nghị định và chưa có mẫu chuẩn để xác định tình trạng nghiện, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý số đối tượng này.

Trước thực trạng trên, tỉnh đã đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Luậtxử lý vi phạm hành chính theo hướng thêm nhóm đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người nghiện ma túy từ đủ 16 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định. Bổ sung các loại chất gây nghiện mới vào danh mục các chất ma túy và tiền chất để quản lý và thuận lợi trong công tác đấu tranh, phòng chống tệ nạn ma túy. Song song đó, cần quy định chế tài xử lý đối với đối tượng và đại diện gia đình không chấp hành giấy mời; không chấp hành việc lấy mẫu để xác định tình trạng nghiện của cơ quan có thẩm quyền…

LÊ PHÚC



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháo gỡ các điểm nghẽn trong phòng chống ma túy