Theo dõi trên

Góp ý bản thiết kế hạng mục công trình khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận

02/05/2019, 15:18 - Lượt đọc: 60

BTO- Sáng ngày 2/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị góp ý bản thiết kế hạng mục công trình khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ.  

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Cảnh; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Hồ Trung Phước chủ trì hội nghị, tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành cùng đại biểu nguyên là cán bộ công tác tại văn phòng Tỉnh ủy trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

                
   
      Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Cảnh; Trưởng Ban Tuyên    giáo Tỉnh ủy Hồ Trung Phước chủ trì hội nghị.

Sau 2 lần hội nghị (tháng 7 và tháng 8/ 2018), Ban chỉ đạo xây dựng khu di tích căn cứ Tỉnh ủy đã tiếp thu các ý kiến đóng góp; đồng thời tiếp tục làm việc với các nhân chứng, nghiên cứu tư liệu, kịp thời bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ khoa học, hồ sơ dự án… Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến chưa đồng thuận về một số điểm được nêu vì vậy cần điều chỉnh bổ sung.

                
   
      Đại biểu dự họp góp ý kiến.

Tại hội nghị này, các đại biểu tham gia đóng góp nhiều ý kiến vào hồ sơ khoa học di tích lịch sử - cách mạng căn cứ Tỉnh ủy trong kháng chiến chống Mỹ tại Sa Lôn, xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc). Theo đó, hầu hết các ý kiến đều thống nhất với các nội dung đã nêu trong báo cáo triển khai thực hiện dự án. Các đại biểu cũng góp ý thêm, cần bổ sung sửa chữa một số các chi tiết như: Hầm, bếp Hoàng Cầm, các hạng mục hội trường theo đúng sự kiện lịch sử.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, vì đây là công trình mang tính lịch sử nên phản ảnh đúng thực tế, tiếp thu ý kiến hoàn thiện hồ sơ khoa học, xác định đúng vị trí các hầm của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan. Căn cứ Sa Lôn sẽ tích hợp tất cả các căn cứ kháng chiến của tỉnh trong thời kỳ kháng chiến, trong quá trình làm sẽ điều chỉnh bổ sung cho hoàn thiện hợp lý.

                
   
      Mô phỏng một phần của khu căn cứ.

Hiện nay tại khu căn cứ Sa Lôn vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích như: hầm trú ẩn, giao thông hào, lán trại, bếp ăn, hiện vật… gắn với hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy và các ban, bộ phận của Tỉnh ủy ngày trước. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại gắn liền với quá trình lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân Bình Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ…

                
   
      Mô phỏng bếp Hoàng Cầm.

Diện tích khu di tích khoảng 11ha, được quy hoạch thành hai khu vực chính: Khu vực di tích gốc bao gồm các hạng mục di tích được phục hồi nguyên gốc đúng với thực tế lịch sử.  Khu xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ là khu vực được tôn tạo với các công trình xây dựng mới phục vụ du lịch sinh thái, cắm trại dã ngoại, sinh hoạt rèn luyện cho thanh thiếu niên về các kỹ năng sống, sinh hoạt cộng đồng…

Khu di tích được hình thành sẽ là nơi tiến hành công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau, là nơi trở về nguồn của những cựu chiến binh. Ngoài công tác giáo dục truyền thống, khu di tích còn có thể phát triển xây dựng thành điểm du lịch để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu lịch sử kết hợp du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài nước.

ĐÌNH HÒA



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Góp ý bản thiết kế hạng mục công trình khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận