Theo dõi trên

Quản lý thuế kinh doanh vận tải vẫn còn khó khăn

09/10/2018, 08:53

BT- Hoạt động kinh doanh vận tải (KDVT) trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, đẩy mạnh quản lý, kê khai nộp thuế sẽ giảm thất thoát nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

                
   Cần sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý    thuế vận tải.

Hoạt động KDVT có đặc thù cơ động, phạm vi hoạt động rộng, xe mang biển số nơi khác nhưng hoạt động trên địa bàn tỉnh và ngược lại... Đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này rất đa dạng. Nhiều trường hợp người có tên trong giấy đăng ký phương tiện lại không tham gia kinh doanh, thậm chí một số phương tiện chuyển nhượng qua rất nhiều người nhưng không làm thủ tục sang tên, dẫn đến trốn thuế trước bạ. Năm 2013 UBND tỉnh đã có Chỉ thị 26 về tăng cường quản lý, chống thất thu thuế hoạt động KDVT trên địa bàn tỉnh đã tạo được sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thu thuế cũng như ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số tổ chức, cá nhân KDVT chưa tự giác chấp hành kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định. Công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa chặt chẽ.

Để khắc phục những hạn chế này, cuối năm 2017, Cục Thuế thực hiện đề án của tỉnh về quản lý thu thuế hoạt động KDVT bằng ô tô trên địa bàn tỉnh (gọi tắtđề án 2056). Qua hơn 1 năm thực hiện đề án, kết quả phương tiện KDVT và số thuế lập bộ hằng năm đã tăng lên, góp phần tăng thu ngân sách. Cụ thể, nếu vào năm 2016, số lượng xe KDVT tính thuế 1.487 xe thì năm 2018 tăng lên 3.987 xe; số thuế thu được từ 15,914 tỷ đồng vào năm 2016 tăng lên 37,111 tỷ đồng năm 2018.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được chưa tương xứng với quy mô và mức độ hoạt động của lĩnh vực KDVT trên địa bàn tỉnh. Tình trạng gian lận thuế, số xe KDVT chưa kê khai nộp thuế còn chiếm tỷ trọng lớn với 1.547/3.987 xe. Theo phân tích của các Chi cục Thuế các huyện cho rằng khó khăn chủ yếu do loại hình KDVT thường không có địa điểm cố định, phương tiện vận tải thường được sang nhượng qua nhiều chủ sở hữu, cơ quan thuế khó nắm bắt thông tin về sự thay đổi. Bên cạnh đó, hoạt động KDVT trên địa bàn huyện thường manh mún, nhỏ lẻ. Các hộ kinh doanh vận tải thường không ở nhà nên khó liên hệ chủ phương tiện, nhiều chủ hộ né tránh gây khó khăn quản lý thuế. Ngoài ra, hiện nay số lượng xe đang theo dõi, quản lý thuế của cơ quan thuế ở một số địa phương còn chênh lệch so số lượng xe đăng ký, cấp phù hiệu hoạt động kinh doanh Sở Giao thông Vận tải; đồng thời chưa kiểm tra, đối chiếu được từng đầu xe.

Thời gian tới, để thực hiện tốt Đề án 2056, Cục Thuế tiếp tục phối hợp các ngành, địa phương sẽ làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, thường xuyên phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm đăng kiểm, Công an tỉnh cùng giải quyết các kiến nghị, đề xuất trong quá trình quản lý thuế. Đồng thời cung cấp danh sách biến động phương tiện KDVT về các địa phương quản lý để kiểm tra, rà soát, thống kê chống thu thuế. Cục Thuế sẽ cung cấp danh sách đầu xe, theo dõi từng địa bàn huyện, thị xã và các phòng quản lý thuế theo số liệu Sở Giao thông Vận tải cung cấp để đối chiếu.

    
    Cục Thuế cho biết hiện   nay đang quản lý 3.987 xe tăng 25% so số xe năm 2017, trong đó 2.440 xe   đã kê khai nộp thuế, doanh thu thuế ước năm 2018 đạt 37,111 tỷ đồng,   tăng 23% so năm 2017.

 T.Duyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh họp phiên thứ 10
BTO-Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức phiên họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh -Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh chủ trì phiên họp.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quản lý thuế kinh doanh vận tải vẫn còn khó khăn