Theo dõi trên

Đăng ký bảo hộ để bảo vệ tài sản trí tuệ

16/05/2018, 08:42 - Lượt đọc: 78

BT- Ông Huỳnh Chí Lộc, ngụ huyện Hàm Thuận Bắc - tác giả sáng chế Bộ giảm xóc của phương tiện vận tải (phuộc nhún mô tô, xe máy) đã mất cơ hội bán sáng chế này với giá trị cao. Năm 2000, sáng chế độc đáo của anh tiện ích cho hàng triệu mô tô, xe máy của hãng Honda cung cấp thị trường Việt Nam, nên hãng này thương lượng với anh mua bí quyết trên giá 100 lượng vàng vào thời điểm ấy, nhưng tác giả chần chừ chưa bán. Thời gian sau, anh Lộc liên hệ lại thì đại diện hãng Honda không mua nữa; họ bảo đã có người khác bán sáng chế tương tự như anh… Còn chị Hồ Thị Bạch Hoàng (chủ cơ sở sản xuất thực phẩm Ngọc Uyên ở TP. Phan Thiết) tiếc nuối cơ hội bán bí quyết chế biến đặc sản của mình cho doanh nghiệp (DN) Trung Quốc. Chị kể, năm 2013, 2 sản phẩm của cơ sở là búp thanh long muối, si rô thanh long đậm đặc nằm trong số 38 sản phẩm Bình Thuận được giới thiệu ở triển lãm phụ nữ sáng tạo tại Hà Nội. Khi ấy, một doanh nhân Trung Quốc gợi ý mua bí quyết chế biến búp thanh long muối với giá 200.000...

                
Các sản phẩm của cơ sở Ngọc Uyên đang đăng    ký bảo hộ sáng chế.

Cách đây chưa lâu, trong buổi tập huấn thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), bảo vệ quyền lợi cho DN, cá nhân sở hữu nhãn hiệu, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, thạc sĩ Hà Nguyệt Thu, Cục SHTT (Bộ KH & CN) chỉ rõ, các DN nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trong cả nước chưa nhận thức được tầm quan trọng đăng ký bảo hộ cũng như bảo vệ quyền SHTT của mình. Thậm chí có DN còn không phân biệt được sự khác biệt giữa một nhãn hiệu với bản quyền kiểu dáng nên không biết áp dụng như thế nào cho đúng. Đôi khi nhiều DN Việt Nam vi phạm SHTT một cách vô tình. Số liệu thống kê cho thấy trong số 95.000 nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam, chỉ có 20% của DN Việt Nam, đa số nhãn hiệu đăng ký của các DN tư nhân. Các vi phạm SHTT tại Việt Nam đang được xử lý bằng xử phạt hành chính, mức cao nhất với DN là 500 triệu đồng, cá nhân 250 triệu đồng, nhưng có không ít trường hợp phạt xong lại vi phạm. Cần lưu ý khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các vi phạm sẽ được xử lý hình sự. Theo bà Hà Nguyệt Thu, DN cần nâng cao nhận thức SHTT, hiểu rõ quyền SHTT giúp DN, cá nhân có thể khai thác tối đa những lợi ích SHTT đem lại, thương mại hóa tài sản trí tuệ của mình (bán cho khách hàng). DN phải chủ động thay đổi, làm chủ công nghệ sản xuất để tham gia sân chơi quốc tế. Ngoài ra, khi nước ta tham gia CP TPP, DN phải quan tâm hơn đến đăng ký bảo hộ, thực hiện SHTT ở các quốc gia mà Việt Nam ký kết thương mại, cũng như hiệp định tự do khác.

    
  

  Lợi ích   đăng ký bảo hộ sáng chế

    “Là cơ sở   pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà sáng chế một cách tối ưu nhất.   Khi thực hiện đăng ký sáng chế, chủ sở hữu bằng sáng chế có quyền yêu   cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng chế   đã được bảo hộ của mình. Bằng việc khai thác, sử dụng độc quyền sáng   chế, chủ sáng chế có thể được bù đắp các đầu tư về vật chất, trí tuệ,   hưởng lợi nhuận từ khai thác thành quả sáng tạo. Trường hợp không trực   tiếp khai thác, nhà sáng chế có thể bán hoặc li-xăng quyền thương mại   hóa sáng chế cho bên thứ ba để hưởng lợi nhuận”.

T. Khoa



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phan Thiết cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm
BTO-Chiều 28/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ( khóa XIV) làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Phan Thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới . Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh chủ trì.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đăng ký bảo hộ để bảo vệ tài sản trí tuệ