Vui hội Katê 2020
Vui hội Katê 2020
BTO- Sáng nay (16/10), Lễ hội Katê của đồng bào Chăm đã diễn ra tại tháp Pô Sah
Inư, phường Phú Hài (TP Phan Thiết). Đông đảo chức sắc tôn giáo, nhân sĩ, trí
thức và bà con người Chăm ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm
Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân đã về tham dự.
 |
 |
Đoàn nghinh rước trang phục nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính. |
Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Võ Thành Huy
khẳng định: Trong 6 lễ hội tiêu biểu được UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức các lễ
hội văn hóa phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, dân tộc Chăm có 2 lễ
hội truyền thống đó là Lễ hội Katê và Lễ hội Ramưwan.
Qua
15 năm phục dựng, Lễ hội Katê tại thápPô Sah Inư đã đáp ứng nhu cầu tâm linh,
tình cảmcủa đồng bào Chăm và trở thành linh hồn của các hoạt động văn hóa tinh
thần, chứa đựng nhiều giátrị tín ngưỡng dân gian và tôn giáo.
Cùng với đờisống tinh thần, đời sống kinh tế của đồngbào Chăm ở Bình Thuận ngày
càng thay đổi,chuyển biến nhanh chóng và hòa nhịp với sựphát triển chung của đất
nước. Lễ hội Katê nămnay được coi là hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần chào
mừng thành công Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệmkỳ
2020-2025. Đây cũng là một trongchuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm Ngày Du lịchBình
Thuận (24/10/1995 - 24/10/2020).
 |
Tham gia các trò chơi dân gian. |
Chương trình gồm có phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ gồm nghinh rước trang
phục nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính, thực hiện nghi lễ mở cửa tháp, tắm bệ
thờ Linga - Yoni, mặc trang phục bệ thờ Linga - Yoni, đại lễ tạ ơn nữ thần Pô
Sah Inư và các vị thần linh khác. Song song đó là các trò chơi dân gian như đi
cà kheo, đẩy gậy, đội nước vượt chướng ngại vật và đập niêu.
Mặc
dù thời tiết hôm nay có mưa nhỏ, nhưng rất nhiều du khách từ các nơi vẫn tranh
thủ rảo bước lên tháp Pô Sah Inư để hòa cùng không khí lễ hội. Chị Trần Thu Hà
(Hà Nội) chia sẻ: “Nghe nhiều về Lễ hội Katê nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến
Bình Thuận và trải nghiệm hoạt động này. Không chỉ được chiêm ngưỡng các đền
tháp cổ kính mà tôi còn được thưởng thức một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian
với phong cách độc đáo. Tôi đã ghi lại rất nhiều khoảnh khắc đẹp tại tháp để
giới thiệu cho bạn bè”.
Sau
khi kết thúc mọi nghi thức ở các đền tháp, người Chăm trở về ngôi làng của mình
chuẩn bị cho phần hội trong ngày tết Katê. Qua hoạt động này nhằm giáo dục con
cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên, ông bà, cũng như cầu mong mưa thuận gió hòa,
mùa màng bội thu, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Thùy Linh