Vì sao dừng còi hụ trên Tháp nướ
Vì
sao dừng còi hụ trên Tháp nước?
BTO- Để trả lời câu hỏi này, những ngày qua chúng tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân
và trao đổi ý kiến với nhiều ngành chức năng. Qua đó mới hiểu không phải tự
nhiên dừng còi hụ trên tháp nước Phan Thiết.
 |
Tháp nước Phan Thiết - nơi phát ra tiếng còi hụ mỗi ngày. Ảnh: Ngọc
Lân |
“Nốt nhạc thân quen”
Còi hụ phát ra từ Tháp nước Phan Thiết, nơi được xem biểu tượng của Bình Thuận,
của tình hữu nghị Việt – Lào, cứ đều đặn hụ 2 lần/ngày. Bắt đầu vào 7 giờ sáng
và kết thúc làm việc lúc 17 giờ chiều như một “nốt nhạc” định sẵn, nhắc nhở mọi
người làm việc đúng giờ, không chểnh mảng với công việc. Ông Đặng Chí Cần, bảo
vệ cơ quan Thành đoàn, cũng là người canh gác Tháp nước bấm còi hụ trong suốt
nhiều năm qua cho biết, ngày nào cũng vậy cứ canh 7 giờ kém 1 phút là ra tháp
bấm còi. Hiệu lệnh bấm theo quy định 2 hồi, mỗi hồi 25 giây, thời gian giãn cách
giữa 2 hồi nghỉ 10 giây.
“Nốt nhạc” ấy đi cùng năm tháng đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân thành phố,
đến một ngày không còn tiếng còi hụ ấy, cảm thấy nhớ. Mới đây, UBND TP. Phan
Thiết gửi văn bản đến tất cả cơ quan, đoàn thể trên địa bàn thành phố thông báo
việc dừng sử dụng còi hụ báo giờ làm việc trong tuần, theo chỉ đạo của tỉnh,
cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều…
Anh Nguyễn Ngọc Khanh, một công chức sáng nào cũng uống cà phê gần Tháp nước cho
biết: Dừng còi hụ tôi cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó, vì mỗi sáng đi uống cà
phê quen với việc nghe còi hụ báo giờ về cơ quan làm việc. Còn anh Nguyễn Thế
Trung, thợ sửa xe máy ở Bình Hưng, quên giờ mở cửa tiệm vì thói quen thức dậy
khi nghe còi hụ. Qua đó cho thấy người dân thành phố đã xem tiếng còi hụ như một
nét văn hóa đặc trưng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy vậy, có hay không
tiếng còi hụ thì nhịp sống, công việc vẫn tiếp diễn, không có gì là trở ngại.
Cần phải dừng
Khi viết bài này, chúng tôi cũng là những người tiếc nuối khi không còn được
nghe tiếng còi hụ hàng ngày. Nhưng khi nghe phân tích về mặt quân sự, thảm họa
thiên tai, ảnh hưởng đến sự an yên của người dân và sự phát triển ngành du lịch
tỉnh nhà, thì sự tiếc nuối ấy chẳng phải điều to tát.
Tiếng còi hụ ấy chỉ phù hợp với những vấn đề mang tính khẩn cấp liên quan đến
tính mạng người dân và thời khắc nào đó thật đặc biệt. Nếu sử dụng vào báo giờ
làm việc hàng ngày thì sẽ giảm tính khẩn cấp của còi hụ trong việc cảnh báo
người dân. Chính vì vậy, sau cuộc họp nhiều bên của Ban chỉ đạo công tác phòng
không nhân dân tỉnh, trả lời ý kiến đội ngũ trí thức, tỉnh đã quyết định dừng
còi hụ báo giờ làm việc. Còi hụ cần phải trả về đúng mục đích, tính năng của nó,
chỉ sử dụng báo động trong các tình huống phòng không nhân dân, sơ tán khi có
động đất, sóng thần, bão lũ và thông báo thời khắc chuyển giao từ năm
củ sang
năm mới.
Ngoài ra, dừng còi hụ cũng tốt cho ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thành phố du
lịch cần phải yên tĩnh, môi trường trong lành, sạch đẹp thì mới trở thành địa
điểm thu hút du khách. Ngừng còi hụ báo giờ làm việc là chiều lòng du khách vì
khách du lịch ở các nước phát triển rất dị ứng với tiếng còi hụ ấy. Bởi họ quen
sống trong môi trường tác phong công nghiệp, làm việc đúng giờ đã ăn sâu vào tâm
trí họ. Ông Anthoni Hellam, quốc tịch Anh, sinh sống và làm việc ở Hàm Tiến –
Mũi Né cho biết, nhiều lần đi cùng một người bạn vào TP. Phan Thiết tham quan.
Lần ấy, khoảng 17 giờ chiều, chúng tôi đi bộ đến gần Khu di tích Dục Thanh, nghe
tiếng còi hụ to, tưởng có chuyện gì; sau đó hỏi những người bạn Việt Nam ông mới
hiểu. Anthoni cũng giải thích, ở nước ông tiếng còi hụ chỉ sử dụng vào mục đích
khẩn cấp.
Dừng còi hụ báo giờ làm việc chỉ là việc nhỏ, nhưng đổi lại được nhiều cái lớn
hơn cho người dân cũng như vì sự phát triển du lịch thành phố. Theo Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch, còi hụ báo giờ làm việc nặng tính báo động và ảnh hưởng đến
ngành du lịch, nên đã tham mưu với UBND tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri và đội
ngũ trí thức tỉnh nhà.
Ninh Chinh