Theo dõi trên

Trần Thanh Hưng - người tìm chữ cho phim

08/02/2018, 14:03

BT- Đó là cảm nhận của nhà biên kịch Trần Chí Kông (Hãng phim Truyền hình HTV, TFS) dành cho tác phẩm kịch bản phim “Sau chiếc máy quay” của Trần Thanh Hưng đang công tác tại VTV Phú Yên và nay là Trung tâm truyền hình Việt Nam VTV Nha Trang. Tôi thấm thía qua 370 trang sách mà hình dung được 53 bộ phim ghi đậm nét văn hóa đặc trưng từ Tây nguyên đến các tỉnh duyên hải phía Nam miền Trung. Trong đó phần Tam Phan, đất Ninh Thuận-Bình Thuận, có nhiều phim tác giả đã trải lòng bằng ngôn ngữ biểu cảm cho hình ảnh nói lên giá trị bản sắc vùng đất, con người Bình Thuận xưa và sức sinh động ngày nay. Dù có nhiều tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc vùng đất Tuy Phong, nhưng với kịch bản phim “Bên dòng Eamu” tức suối Vĩnh Hảo hay “Trầm mặc Tà Cú” qua ngôi chùa “Linh sơn Trường thọ” ở huyện Hàm Thuận Nam có tượng Phật nằm dài 49 m, lớn nhất Đông Nam Á… càng thấy được sự tinh tế, kiến giải về cội nguồn lịch sử mà tác giả dẫn ra khá thuyết phục. Với phim “Đàn chim trên Đồi Hồng” ở Mũi Né không...

Tôi rất xúc động với kịch bản phim “Thầy tôi, biên kịch Phạm Thùy Nhân” người quê Phan Rí, Bình Thuận là nhà biên kịch có trên 60 kịch bản phim truyện nhựa, video… nhiều phim nổi tiếng mà giải thưởng Cánh Diều Vàng đã dành cho ông. Trần Thanh Hưng bước đầu khởi nghiệp năm 1991 từ tấm bằng cử nhân Văn khoa với mong muốn được vào ngôi nhà Đài Truyền hình Phú Yên ở quê nhà, nhưng đã gặp bao khó khăn vì những yêu cầu đặt ra. Như một cơ duyên và phải mất một thời gian nữa, tác giả gặp được thầy Phạm Thùy Nhân, từ sự tận tình hướng dẫn, chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm của thầy định hướng về lĩnh vực truyền hình và những kiến thức cần thiết của một tác phẩm bằng ngôn ngữ hình ảnh để rồi hoàn thành được một luận văn chuyên ngành điện ảnh và kỷ niệm đó anh mang theo suốt 25 năm làm nghề.

“Sau chiếc máy quay” là những khung trời vừa thân quen vừa lạ lẫm nhưng luôn đầy sự bất ngờ thú vị và dịu dàng từ cái nhìn đứng ở phía sau chiếc máy quay. Có lẽ, với tác giả đã nặng lòng với mảnh đất quê nhà Tuy An, Phú Yên nên những thước phim về dòng sông Ba, về ngọn núi Thạch Bi, về vũng Lắm-Sông Cầu… là những huyền tích kỳ ảo mộng mơ.

Mới đây, Trần Thanh Hưng có dịp cùng đoàn làm phim Sông Ba xa xăm (River Ba is distant) do Đài Truyền hình Seoul Hàn Quốc thực hiện đã cho anh nhiều ý tưởng. Theo anh, qua đó có khá nhiều câu chuyện lý thú về những người lính đánh thuê của quân đội Pak Chung Hy trên mảnh đất Phú Yên trong thời kỳ chống Mỹ đầy khốc liệt. Đây là bộ phim truyện với hình ảnh đọng lại ở cô gái mang hai dòng máu Hàn - Việt lớn lên trở thành một ca sĩ nổi tiếng rồi trở về Việt Nam tìm mẹ, mang cái kết nhằm khép lại quá khứ, hàn gắn vết thương chiến tranh gây bao nỗi đau khổ cho người dân miền Trung. Gởi gắm vào tập kịch bản bút ký này, tác giả coi cái nghề biên tập, đạo diễn truyền hình đã cho mình cái may mắn được tiếp xúc, lắng nghe nhiều điều mới lạ và quý giá.

PHAN CHÍNH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trần Thanh Hưng - người tìm chữ cho phim