Theo dõi trên

Một cách giữ lửa hạnh phúc

24/06/2016, 14:29

BT- Chị Th, khu phố 3 phường Tân An (thị xã La Gi) tâm sự: “Sáng mọi người ra khỏi nhà, mạnh ai nấy ăn. Trưa, người ăn trước, kẻ ăn sau vì mỗi người một việc. Buổi chiều gia đình em hầu như không nấu ăn bởi có nấu ra cũng chẳng ai ăn nên chán”. Th từ lúc nào đã “quên” thói quen đi chợ. Và chiếc bàn ăn không còn là nơi người trong gia đình ngồi lại với nhau sau một ngày làm việc.

                
Ảnh minh họa

Nhưng bên cạnh đó, một số gia đình vẫn luôn giữ được những bữa cơm gia đình. Gia đình thầy giáo Thành, khu phố 8 phường Tân An là ví dụ. Cô Kha, vợ thầy Thành chia sẻ: “Mỗi buổi sáng, hai vợ chồng tôi đều dậy lúc 5 giờ, tập thể dục, sau đó tôi vào nấu đồ ăn, ông ấy quét dọn, hai đứa con ôn lại bài. Khoảng 6 giờ 15 phút, cả nhà ăn sáng. Trong bữa ăn, chúng tôi dặn dò hai con lên trường gắng học. Vợ chồng dặn nhau đi đường cẩn thận và về nhà đúng giờ để lo cơm nước cho gia đình”. Cô nói thêm: “Để mọi người ăn ngon miệng thì mình phải thường xuyên đổi món”. Buổi trưa, vợ chồng cô quy ước “Ai đi làm về trước thì đi chợ nấu ăn luôn”. Buổi chiều, cả nhà cùng vào bếp để tạo nên sự gắn kết trong gia đình. Bữa cơm được dọn ra, hai con tíu tít kể chuyện trường lớp. Vợ chồng kể cho nhau nghe chuyện công sở trong ngày. Tiếng nói, tiếng cười vang lên rộn rã.

Trả lời trên truyền hình về ý nghĩa của bữa cơm gia đình, tiến sĩ Trình Hòa Bình - Viện trưởng Viện Xã hội Việt Nam cho rằng: “Bữa cơm gia đình là sinh hoạt bình thường của từng gia đình, là cầu nối của hạnh phúc”.

Nhiều gia đình hiện nay đang đánh mất dần hạnh phúc vốn bình dị giản đơn mà vô cùng quan trọng này.

Huyền Phan



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một cách giữ lửa hạnh phúc