Theo dõi trên

Cần thiết một công trình địa danh

08/03/2019, 14:25

BT- Trước nhiều bất cập khi tìm hiểu về một số địa danh xưa so với nay của Bình Thuận đã có nhiều cách giải thích khác nhau. Cũng dễ hiểu thôi vì địa danh được các nhà nghiên cứu gọi đó là “tấm bia lịch sử bằng ngôn ngữ” và theo từng vùng, người bản địa sẽ định hình nguồn gốc và ý nghĩa gắn liền với đời sống văn hóa của một địa phương. Nhiều địa danh trong tỉnh Bình Thuận trải qua nhiều giai đoạn lịch sử dọc dài theo quá trình hình thành vùng đất mà bản địa xưa là đất Chiêm Thành nên có nhiều sự biến đổi về cách đọc, phiên âm và ngữ nghĩa sẽ dẫn đến cách viết, cách hiểu thiếu thống nhất. Tôi được biết, sau khi hoàn thành ấn phẩm “Địa chí Bình Thuận” năm 2006 của tỉnh Bình Thuận với quy mô là một công trình khoa học, xã hội, nhân văn lớn nhất của tỉnh có độ dày gần 1.300 trang, một pho tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu. Và sau đó vài năm có công trình “Địa danh tỉnh Bình Thuận” do nhà văn Phan Minh Đạo và nhà nghiên cứu - nhà thơ Đỗ Quang Vinh biên soạn với sự quan tâm chỉ đạo...

Liên hệ tỉnh Ninh Thuận, công trình “Địa danh tỉnh Bình Thuận xưa - nay” xuất bản năm 2016 do nhà nghiên cứu Đình Hy chủ biên, đã trở thành một cẩm nang có giá trị cho nhiều lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục… làm cơ sở tham khảo, nghiên cứu. Nhưng cần thiết hơn cả là có sự thống nhất trên văn bản hành chính và mang một ý nghĩa sâu xa về nguồn gốc bản địa của vùng đất địa phương hiện tại. Không hiểu sao với Bình Thuận có một bề dày lịch sử hình thành vùng đất, giàu bản sắc văn hóa nhưng trong các công trình văn hóa đã được đầu tư, thực hiện lại để một khoảng trống, đó là sự cần thiết một công trình địa danh, trước nhất là địa danh xưa đã biến đổi và cũng không ít những địa danh nay gặp không ít trong cách viết, đọc một cách cảm tính.

PHAN CHÍNH  



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần thiết một công trình địa danh