Theo dõi trên

Bác Hồ với quê hương Bình Thuận

24/05/2019, 09:30

BT - Đây là tập sách chuyên khảo sưu tầm và những sáng tác văn thơ, ca khúc, nhiếp ảnh của nhiều tác giả về Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó với mảnh đất Bình Thuận (8/1910 -  2/1911) trên hành trình tìm đường cứu nước. Tuy thời gian không dài nhưng Bác Hồ, lúc ấy là thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã để lại nhiều dấu ấn về tiến trình gây nhận thức tinh thần yêu nước cho người dân Bình Thuận.

Có lẽ tập sách “Bác Hồ với quê hương Bình Thuận” là một công trình văn hóa khá quy mô đầu tiên của Hội Văn học Nghệ thuật Bình Thuận đã thực hiện. Đồng thời có ý nghĩa thiết thực nối tiếp với hệ thống mang giá trị lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh tụ thiên tài qua các công trình xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh- Chi nhánh Bình Thuận và Di tích trường Dục Thanh của địa phương. Tập sách chia làm 3 phần: Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh, Bác Hồ với quê hương Bình Thuận (Hồi ức, sáng tác văn học nghệ thuật…) và một số bài viết về Bác Hồ kính yêu. Ở phần đầu về thời gian Bác Hồ dạy học tại trường Dục Thanh với nguồn tư liệu khá phong phú, chuẩn xác từ các cuộc hội thảo khoa học “Bác Hồ với Thuận Hải - Thuận Hải với Bác Hồ do Tỉnh ủy Thuận Hải tổ chức vào các năm 1986 và 1989. Trong đó, ở chương “Tình cảm và những giá trị nhân văn của Người để lại cho đồng bào Bình Thuận” đã đúc kết được về tư tưởng, phong cách của Bác. đó là “Tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người rất đỗi bình thường, nên ai cũng có thể học tập và làm theo được”.

Trong phần hồi ức, sáng tác về Bác Hồ với tấm lòng kính trọng của các văn nghệ sĩ Bình Thuận và một số tác giả có cơ hội may mắn được gần Bác như NSND Trà Giang (quê Bình Thuận) kể lại câu chuyện “Chúng tôi diễn kịch tại Phủ Chủ tịch”, hay Kịch tác giả Nguyễn Tường Nhẫn - nguyên Chủ tịch Hội VHNT Thuận Hải lâm thời) với hồi ức “Bác Hồ xem đoàn Dân ca kịch Liên khu 5 diễn vở Thoại Khanh- Châu Tuấn”… Thật sự nhiều chi tiết đã khắc họa được chân dung của người anh hùng dân tộc, theo như tác giả Giáo sư Phan Văn Các trong bài “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành niềm tự hào của lịch sử Việt Nam” đã viết: “Tự hào thay Phan Thiết - Bình Thuận ngày ấy, đã vinh dự là một chặng thanh xuân đặc sắc đáng ghi nhớ trên hành trình của Người Việt Nam đẹp nhất, là cái vạch nối liền truyền thống của lớp lớp thầy giáo ưu tú của dân tộc mà tên tuổi vẻ vang, nhân cách cao thượng và trí tuệ siêu việt mãi mãi là niềm kiêu hãnh của đất nước này”.    

Đông Nghi



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết:
Hôm nay đưa vào hoạt động 2 trạm dừng chân tạm thời
BTO-Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng tạm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Ban quản lý dự án 7 đã tiến hành thi công 2 trạm dừng nghỉ tạm trên cả hai chiều đường cao tốc, đưa vào hoạt động phục vụ tài xế, người tham gia giao thông vào dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác Hồ với quê hương Bình Thuận