Theo dõi trên

Được cả nhiều bên

09/03/2021, 08:42

BT- Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1370 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19, cách đây 4 ngày đã khiến những tổ chức, cá nhân liên quan thở phào nhẹ nhõm. Với yêu cầu trên có nghĩa là tiếp tục thực hiện theo Thông tư 01, văn bản được ban hành từ tháng 3/2020, thời điểm dịch Covid-19 bùng lên được áp dụng cho đến hết năm 2020. Lúc gần hết năm 2020, ngành chức năng đã loan tin sẽ sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng xác định hợp lý trong vấn đề cơ cấu lãi các khoản nợ, thời điểm, thời gian, đối tượng và cũng xác định những khoản trích lập dự phòng để đảm bảo các khoản trích lập này phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, từ những ngày đầu năm 2021 đến đầu tháng 3 này, các tổ chức...

Trước hết phải nhấn mạnh rằng, Thông tư 01 mang tính kịp thời và hữu dụng, đã giúp các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp “kéo dài” được thời gian trên nhiều khía cạnh theo hướng tốt  hơn. Từ những cái riêng tốt ấy góp phần tạo ra cái chung đầy sức sống là giúp nền kinh tế tiếp tục hoạt động trong điều kiện đi qua quá nhiều khó khăn. Vì thế, nếu Thông tư 01 hết hiệu lực, có nghĩa không có thêm hỗ trợ, mọi chuyện quay về hoạt động bình thường thì các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng, giảm nhóm nợ…Theo đó, doanh nghiệp sẽ ngay lập tức bị liệt vào danh sách nợ quá hạn, tệ hơn chuyển sang nợ xấu mà trong tình huống Covid- 19 chưa đi khỏi này, chắc chắn sẽ đẩy nợ xấu của doanh nghiệp sang mức không thể vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào được nữa.

Tình cảnh trên thấy rất rõ tại tỉnh, dù liên tiếp hơn 240 ngày qua, Bình Thuận không ghi nhận trường hợp nào trong cộng đồng dương tính với Covid-19. Thế nhưng, những ảnh hưởng từ dịch ở các tỉnh, thành khác tương tự làn sóng lan tỏa xa, khiến doanh nghiệp tại tỉnh bị ảnh hưởng, chưa thể vực dậy được bình thường, dù nỗ lực rất nhiều và cả được cơ quan chức năng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. 

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận cho thấy, năm 2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 3.567 khách hàng với tổng số tiền 889,6 tỷ đồng; giảm lãi vay cho 2.703 khách hàng với số tiền lãi được giảm là 1,17 tỷ đồng. Bên cạnh, các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, triển khai thực hiện các chương trình cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước khi dịch bệnh xảy ra. Doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch là 12.896 tỷ đồng/4.802 khách hàng. Từ đây cũng góp phần đưa tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá, cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên, đồng thời đó, tỷ lệ nợ xấu tăng so với đầu năm, trong đó một số tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu còn cao, đã vượt quá ngưỡng cảnh báo (3%)…

Từ tình hình trên, việc tiếp tục thực hiện Thông tư 01 qua Văn bản 1370 trong năm nay sẽ giúp các tổ chức tín dụng có nợ xấu đang báo động trên, có thời gian cùng với bên vay vốn thu xếp hạ tỷ lệ nợ xấu xuống. Cuộc tính toán thu xếp ấy rất quan trọng, nhất là với các công ty, doanh nghiệp tư nhân, lực lượng được xác định là đóng vai trò hạt nhân trong hành trình đưa Việt Nam hùng cường vào năm 2045.

Bích NghỊ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Được cả nhiều bên