Theo dõi trên

Dịch chưa thấy nhưng khẩu trang thì vứt khắp nơi

21/02/2020, 10:15

BTO- Vài tuần trước, lo ngại dịch bệnh người dân đổ xô đi lùng mua khẩu trang y tế, không chỉ để sử dụng mà còn tích trữ vài ba hộp đề phòng dịch kéo dài. Cả nước có 39 cơ sở sản xuất khẩu trang y tế, công suất 3 triệu chiếc/ngày, mà không đủ cung ứng cho thị trường.

Khẩu trang vứt bừa bãi. Ảnh minh họa

Và môi trường lại gánh thêm một loại rác nữa, các công nhân vệ sinh cũng có thêm việc làm. Ở TP Phan Thiết dịch chưa thấy đâu nhưng khẩu trang y tế đã sử dụng vứt khắp nơi: đường phố, vỉa hè, cống thoát nước... Ở các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội... cũng tương tự.

Thử hình dung: một thành phố dân cư đông đúc, nếu ai cũng sử dụng khẩu trang ý tế dùng một lần... rồi vứt, thì lượng rác thải này lớn đến mức nào.

Trong lúc dịch bệnh, việc dùng khẩu trang đúng cách để bảo vệ mình và tránh lây nhiễm cho người khác là cần thiết. Nhưng vứt bỏ khẩu trang bừa bãi lại tạo thành nguồn lây nhiễm bệnh.

Nghe nói một số kẻ bất lương còn lợi dụng thị trường khan hiếm thu gom khẩu trang đã sử dụng để "tái chế" rồi rao bán trên mạng.

Một cụ ông (tên thường gọi Hai Nết) ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp) vừa được chính quyền tặng bằng khen "người tốt việc tốt", vì hàng ngày tự nguyện đi nhặt khẩu trang y tế đã sử dụng vứt bừa bãi nơi công cộng. Tuổi cao sức yếu, mỗi ngày cụ chỉ nhặt được chừng 100 cái.

Hành vi vứt khẩu trang bừa bãi nơi công cộng có thể bị phạt tới 7 triệu đồng, nhưng tới nay chưa thấy ai bị phạt, hay là cũng "giơ cao đánh khẽ" như nhiều quy định khác?

Bộ TN-MT vừa phải gửi công văn đề nghị các địa phương tăng cường quản lý chất thải, trong đó có thu gom, xử lý khẩu trang thải bỏ, để phòng chống Covid-19. Bộ yêu cầu các địa phương tuyên truyền nhân dân ý thức bỏ khẩu trang đã sử dụng đúng nơi quy định.

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh", ăn ở mất vệ sinh thì dịch bệnh khó tránh.

Đặng Dũng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch chưa thấy nhưng khẩu trang thì vứt khắp nơi