Theo dõi trên

Đến năm 2020 Bình Thuận có khoảng 7.000 doanh nghiệp

02/04/2018, 08:31

BT- Để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp để hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Theo đó, mục tiêu đề ra là phấn đấu số lượng doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm tăng 12,5%, tương ứng khoảng 615 doanh nghiệp để đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 7.000 doanh nghiệp.

Làm tiền đề cho mục tiêu này, năm 2017 vừa qua tỉnh đã chấp thuận cho 716 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 16.951 tỷ đồng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước và khu vực Đông Nam bộ. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 5.624 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng vốn đăng ký khoảng 75.945 tỷ đồng.Theo đó, năm 2017 đã giải quyết việc làm cho 24.360 lao động, đóng góp khoảng 7.907 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, tăng 11% so năm trước. Công tác an sinh xã hội được cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp chăm lo đúng mức, tham gia tích cực các hoạt động xã hội từ thiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để triển khai kịp thời các chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, dư nợ cho vay đến ngày 31/10/2017 là 12.042 tỷ đồng. Đối với các hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh đã quan tâm kiện toàn, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, từng bước phát huy vai trò cầu nối giữa cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp với lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành địa phương trong tỉnh. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, đề cao đạo đức văn hóa trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”…

Năm 2017, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú, dịch vụ việc làm, du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khác đều tăng về số lượng và vốn đăng ký. Đặc biệt lĩnh vực sản xuất phân phối, điện, nước, gas mà chủ yếu là điện mặt trời tăng đột biến. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề nhóm công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo giảm về số lượng lẫn vốn đăng ký.

Điều này cho thấy xu hướng hội nhập và tham gia nền kinh tế thị trường đang thể hiện rõ nét. Tình hình thu hút các dự án đầu tư và triển khai các dự án đầu tư đã có chuyển biến tích cực. Hoạt động tiếp cận tín dụng, công tác hỗ trợ thông tin thị trường, tư vấn và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp được triển khai có hiệu quả. Công tác phát triển Đảng, xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp được quan tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hòa vốn giảm và tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh lỗ tăng so năm 2016…

T.Q



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến năm 2020 Bình Thuận có khoảng 7.000 doanh nghiệp