Theo dõi trên

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

22/01/2019, 09:18

 BT- Bình Thuận có 35 thành phần dân tộc, chiếm 8% so dân số của tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ. Toàn tỉnh có 7 huyện miền núi với 44 xã khu vực I, 27 xã khu vực II, 9 xã khu vực III và 35 thôn đặc biệt khó khăn.

Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất vùng đồng bào dân tộc phát triển khá, năng suất liên tục tăng. Hàng năm, tỉnh đã dành nguồn vốn ngân sách đáng kể để giải quyết đất sản xuất, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng, đầu tư kết cấu hạ tầng. Các chương trình dự án, chính sách vùng đồng bào dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện khá tốt. Kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây (2016 – 2017), tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, một số địa phương bị ảnh hưởng bởi tình trạng khô hạn, lốc xoáy, lũ quét gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất và đời sống của đồng bào. Đặc biệt là huyện Bắc Bình, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã có 4 đợt UBND huyện công bố thiên tai trên địa bàn huyện. Tính đến đầu năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh hiện là 3.061 hộ/12.109 khẩu thuộc diện hộ nghèo, kết quả giảm nghèo trong năm là 490 hộ, tương ứng giảm 2,14%.

Có thể nói, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm hơn, đời sống của đồng bào ngày càng được nâng lên theo từng năm. Theo đó, thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy khóa X, về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2005, mỗi hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nếu chưa có đất sản xuất thì được Nhà nước cấp từ 1,5 - 2 ha đất/hộ. Ngoài ra, mỗi hộ còn được vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua 2 con bò và được giao khoán, bảo vệ rừng. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, phần lớn diện tích đất được cấp đều được bà con sử dụng hiệu quả, sản xuất ổn định, đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện và nâng cao trong những năm gần đây. Nhờ đó đã cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt đồng bào dân tộc ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến nay đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là 300,92 ha/418 hộ. Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được tỉnh quan tâm.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 của 3 cấp trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành. Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 của 3 cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thực hiện. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất của tỉnh được xây dựng khá đầy đủ và đồng bộ từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Hầu hết các địa phương đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên – Môi trường phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. Công tác quy hoạch, quản lý, giao khoán bảo vệ và phát triển rừng, bố trí tạo quỹ đất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng được tỉnh quan tâm. Theo đó, tổng diện tích  giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số là 86.252,59 ha/2.379 hộ.

Để nâng cao đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc trong thời gian tới, các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nâng mức hỗ trợ giải quyết đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo, vì mức hỗ trợ hiện nay còn thấp so với thực tế. Đồng thời nâng mức hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng tự nhiên cho các hộ dân, hộ đồng bào các dân tộc thiểu số nhận khoán bảo vệ rừng. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, theo dõi, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện tốt chính sách đất ở, đất sản xuất và định canh định cư. Chú trọng nâng cao hiệu quả chính sách dạy nghề, chuyển đổi nghề. Triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi, cần ưu tiên cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế…

THANH QUANG



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số