Theo dõi trên

Bảo vệ trẻ em trước truyền thông và mạng xã hội

01/12/2017, 08:49

BT- Có một mối liên hệ nhân - quả giữa tình trạng tràn lan các thông tin, hình ảnh bạo lực, dung tục trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, với sự gia tăng bạo lực học đường, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên, và trẻ hóa tội phạm ở Việt Nam hiện nay. Theo Viện nghiên cứu tội phạm học (Bộ Công an): khoảng 70% số vụ án hình sự có đối tượng tội phạm là thanh thiếu niên, hành vi phạm tội có xu hướng ngày càng lạnh lùng, man rợ hơn.

Nhiều bài báo, hình ảnh, video, chương trình giải trí, phim ảnh… có tính chất bạo lực, dung tục, đăng phát vô tư trên các phương tiện truyền thông, không hề có cảnh báo nội dung nhạy cảm, đang từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực đến trẻ em.

Ảnh minh họa

Thông tư 09 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2017) đã siết chặt quy định về tỷ lệ, nội dung, thời lượng và cảnh báo nội dung không phù hợp trẻ em trên các phương tiện truyền thông. Dư luận ủng hộ thông tư này và yêu cầu giới truyền thông phải thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm.

Thế còn trên mạng xã hội? Trong rất nhiều chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội vừa qua, về giải pháp chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội, có ĐBQH đã chất vấn Bộ trưởng về giải pháp để bảo vệ trẻ em trước các thông tin độc hại trên mạng hiện nay.

Thực ra chất vấn của đại biểu Quốc hội  cũng chính là nỗi lo lắng thường nhật của hàng triệu bậc làm cha làm mẹ. Tròn 20 năm internet vào Việt Nam, giờ đây cứ 400 trẻ em thì đến 78% được tiếp xúc dễ dàng với internet, chỉ bằng 1 chiếc Smartphone có kết nối wifi. Trẻ em vào mạng mỗi ngày để học hỏi, trao đổi, kết bạn, giao lưu, mở mang kiến thức, cũng như giải trí, xem phim ảnh, ca nhạc, game online, tham gia mạng xã hội YouTube, Facebook, Zalo…

Nhưng trên mạng lại có nhiều cạm bẫy rình rập, đó là nhiều trang “web đen” độc hại; trẻ cũng có thể bị dụ dỗ, lôi kéo kết bạn với kẻ xấu; trẻ cũng có thể nghiện game online dẫn đến xao nhãng học hành, sa sút sức khỏe…

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cho rằng: Internet có tác động tích cực tới trẻ em, nhất là trong học tập, giao lưu. Tuy nhiên các tác động tiêu cực cũng đáng báo động như thông tin dâm ô, bạo lực, quấy rối… Do trẻ em còn non nớt, thiếu kỹ năng và kiến thức, nên dễ bị tác động, phổ biến nhất là các phim ảnh, game độc hại phát tán trên mạng, gây tổn thương đến sức khỏe, tâm lý, nhân cách trẻ. Thậm chí lợi dụng trẻ em để buôn bán chất cấm, buôn bán trẻ em đã xảy ra.

Bộ TT&TT đang tăng cường xử lý vi phạm trên mạng xã hội, làm việc với Google, Facebook đề nghị gỡ bỏ các thông tin phản cảm. Bộ cũng đang tập trung hoàn thiện các quy định pháp luật để xử lý được các hành vi vi phạm trên internet; tăng cường cảnh báo trên báo chí; khuyến khích các nhà cung cấp nội dung phát triển các chương trình bổ ích cho trẻ em. Đối với các chương trình không phù hợp với trẻ em, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các nhà đài, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.

Rõ ràng, một mình cha, mẹ không đủ sức bảo vệ con trẻ khỏi các hiểm họa từ internet, mà rất cần có sự phối hợp giữa gia đình - xã hội - nhà trường, để giáo dục trẻ em sử dụng internet an toàn.

Khôi Nguyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo vệ trẻ em trước truyền thông và mạng xã hội