Theo dõi trên

Bàn thêm việc cổ phần hoá hãng phim truyện

24/09/2017, 09:47

“Tại sao  lại mua bán Thương hiệu hãng phim truyện chỉ có không đồng?”. Dư luận đặt ra những câu  hỏi “nóng”, mong được làm sáng tỏ. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đau đớn khi Hãng phim truyện có bề dày lịch sử hơn 60 năm, với hơn 400 bộ phim – những dấu ấn truyền thống lịch sử hào hùng đổi bằng mồ hôi, nươc mắt và cả máu có nguy cơ xoá sổ.  Thương hiệu những bộ phim truyện ấy – từng dành nhiều giải thưởng điện ảnh  lớn như “Chung một dòng sông”, “Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm”, “Chị Tư Hậu”, Bao giờ cho đến tháng Mười”  … lại chỉ định giá bán không  đồng? Các nghệ sĩ cho rằng, họ bị  xúc phạm, là sự quay lưng với văn hoá và lịch sử dân tộc (!).

Những câu hỏi lớn được đặt lên bàn nghị sự: “Cần có tiền để nuôi hãng phim, nhưng có phải tiền là tất cả?”, “Tổng Công ty vận tải  Thuỷ chẳng hiểu gì vè lĩnh vực điện ảnh, họ chẳng bao giờ quan tâm đến phim truyện cách mạng, tại sao họ lại nhúng tay vào lĩnh vực văn hoá đặc thù?”v.v… Người ta  cho rằng, doanh nghiệp này chỉ  nhòm ngó mấy mảnh đất vàng của hãng phim. Cũng như ngày ấy, khách sạn Phú Gia bên hồ Gươm, có  thương hiệu nổi tiếng  từ thời Tây, người ta cũng bán  thương hiệu Phú Gia  không đồng. Khu đất vàng ở Phú Gia mới là con gà đẻ trứng vàng, đất vàng mua đi bán lại tạo  lợi nhuận “khủng” - cái mà cổ đông chiến lược  hướng tới.

Cổ phần hoá là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, rất được dư luận đồng tình. Cổ phần hoá đúng sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển - nghề sáng mà đời càng lên hương. Nhưng cổ phần hoá loại doanh nghiệp nào, không cổ phần hoá loại doanh nghiệp nào – thuộc lĩnh vực kinh doanh gì là điều phải tính toán kỹ. Điện ảnh – ngành nghệ thuật thứ Bảy, cốt lõi của một nền văn hoá sống động, dễ dàng đi vào con tim bao người,  đậm đà bản sắc  dân tộc, ngân sách – tiền đóng thuế của dân cần đầu tư hỗ trợ một phần nào cho nó  phát triển – để chính nó sẽ trở lại phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Không có bất cứ ai cứ mãi sống dựa vào bầu sữa bao cấp, nhưng cũng không thể ném báo chí – văn hoá – văn nghệ, công cụ văn hoá & tư tưởng của Đảng, món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân lăn lóc ra thương trường - tự thân chèo chống. Điều ấy Đảng và Nhà nước đã khẳng định rõ ràng, chỉ có sự vận dụng một chính sách đúng vào  đời sống xã hội, nhiều  khi lại do đồng tiền và “nhóm lợi ích” chi phối (?).

Cung cách cổ phần hoá Hãng phim truyện như hiện nay là quay lưng lại với văn hoá, làm triệt tiêu ngành điện ảnh, là xúc phạm các nghệ sĩ điện ảnh tài năng đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho nền điện ảnh nước nhà. Câu chuyện cổ phần hoá Hãng phim truyện như hiện nay, không thể không có trách nhiệm quản lý nhà nước, đồng thời là  cơ quan chủ quản của Hãng phim truyện, đó là Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch.

Quốc Toàn 



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Chủ tịch UBND tỉnh thăm thân nhân, chiến sĩ Điện Biên
BTO-Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều ngày 26/4, đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà chiến sĩ, thân nhân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành và huyện Hàm Thuận Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bàn thêm việc cổ phần hoá hãng phim truyện