Theo dõi trên

Kỹ thuật đi bộ thể dục và chạy bộ chuẩn

24/07/2017, 10:22

Nếu không đúng kỹ thuật, việc đi bộ thể dục và chạy bộ có thể khiến bạn bị căng cơ. Những dấu hiệu căng cơ bao gồm đau đầu gối, đau hông hoặc đau lưng sau khi chạy hoặc đau mỏi gót chân. Để tránh chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra, cùng các chuyên gia của Việt Nam Casino chỉnh tư thế cho thật chuẩn nhé.

Lỗi mà những người chạy bộ hoặc đi bộ thể dục rất hay gặp phải gồm lúc chạy dùng quá nhiều sức bật, sải chân quá dài, tiếp đất quá mạnh hoặc không biết dùng cánh tay để cố định trọng tâm cơ thể ở phía trước. Đi bộ thể dục với tốc độ chậm hơn đi bộ bình thường hoặc lắc hông quá mạnh cũng được coi là lỗi kĩ thuật. Nếu được, hãy quan sát dáng chạy của mình trong gương và tự sửa lỗi.

Trước hết chú ý cách bàn chân bạn tiếp đất. Lúc phần xương khớp ngón chân chạm đất, các ngón chân nên hướng xuống, không để song song với mặt đất. Đặt chân nhẹ nhàng và dồn trọng lượng cơ thể ra sau vào gót chân. Hãy tưởng tượng bàn chân bạn đang nhẹ nhàng lướt trên mặt đất thay vì đặt hẳn bàn chân xuống đất. Gót chân không nên chạm hoàn toàn mặt đất để tránh giảm tốc độ chạy.

Chân và hông, đặc biệt là cơ đùi trước của bạn giúp bạn đổ người về phía trước. Lúc đi bộ hoặc chạy, hông và eo cần được giữ nguyên, không đánh mạnh. Việc giữ hông và eo này giúp giảm nguy cơ đau lưng. Giữ lưng thẳng và thả lỏng. Cơ thể bạn sẽ tự nhiên nghiêng về phía trước để tránh đau lưng dưới nhưng cũng đừng để nó nghiêng quá không sẽ ngã đấy.

Ngực, cánh tay, đầu và vai cũng rất quan trọng. Một khi lưng bạn thả lỏng, vai của bạn cũng sẽ thả lỏng theo. Gập khuỷu tay và dùng vai đánh tay nhẹ nhàng. Bạn có thể nắm tay hoặc thả lỏng bàn tay nhưng không được nắm chặt vì nắm chặt bàn tay sẽ ảnh hưởng đến nhịp thở của bạn. Mắt hướng về phía trước thay vì nhìn xuống đất sẽ giúp đầu bạn nằm thoải mái trên cổ, tránh đau cổ.

Thở bằng miệng, thả lỏng cơ hoành và hít sâu bằng đường bụng sẽ tăng cường sức bền của bạn. Điểm cộng của hô hấp qua bụng nằm ở chỗ khi bạn thở ra, các múi cơ ở bụng sẽ khít lại và phần bụng sẽ được đồng thời tập thể dục một chút. Nếu nhịp thở của bạn quá nhanh hoặc loạn, lúc nhanh lúc chậm, thì nên tập thở đều: hai bước hít vào, hai bước thở ra. Tùy thuộc sức chứa của phổi, bạn có thể thay đổi số bước mỗi lần hít vào, thở ra cho phù hợp.

Hương Lan



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỹ thuật đi bộ thể dục và chạy bộ chuẩn