Theo dõi trên

Dịch Covid-19 tạo cơ hội phụ nữ Ấn Độ sống tự lập

30/09/2020, 08:50

BTO- Đại dịch Covid-19 khiến cho phụ nữ Ấn Độ, những người sống trong môi trường nặng nề hủ tục, chỉ được phép ở nhà chăm sóc con không được ra ngoài làm việc, nhận ra tầm quan trọng của tính tự lực và độc lập. Cảm thông điều đó nhiều tổ chức nghề nghiệp đã giúp họ bằng cách mở nhiều lớp học nghề. Theo các tổ chức, nhu cầu tham gia các khóa học nghề ngày càng đông, không ít phụ nữ nhận ra sự cần thiết của kỹ năng khám phá bản thân định hướng nghề nghiệp để có việc làm trong thời điểm tồi tệ giữa đại dịch.

Nhiều gia đình, chồng mất việc trong thời gian đại dịch, nhưng trách nhiệm nuôi nấng con cái và những việc khác trong gia đình thuộc về người vợ phải gánh vác. Đại dịch tạo ra “tính cấp bách và sự tuyệt vọng”, giữa phụ nữ và chồng của họ, cũng tạo ra “ít nhiều bế tắc”. Các tổ chức cho biết, trước khi đại dịch, họ đã mở nhiều khóa học nghề như may mặc, thủ công mỹ nghệ, nấu ăn và làm bánh. Rất ít phụ nữ tham gia học, nhưng hiện nay khá nhiều, buộc phải sàng lọc người học vì không thể đáp ứng được tất cả mọi người. Chẳng hạn, Trung tâm Ek Tara – một tổ chức tin cậy đào tạo việc làm cho phụ nữ và trẻ em ở khu vực Tiljala-Topsia đã nhận 90 đơn xin học may, trong khi một khóa học chỉ có thể đáp ứng 24 người. Còn Trung tâm bảo trợ xã hội Kolkata Mary (KMWSC) đã nhận nhiều đơn thỉnh cầu từ phụ nữ, mở nhiều lớp dạy nghề trong những ngày đầu Ấn Độ đóng cửa phòng dịch Covid-19.

Manjusmita Bagchi – Giám đốc trung tâm Ek Tara cho biết, trước khi đại dịch chúng tôi phải đi thuyết phục phụ nữ tham gia các lớp học kỹ năng tự lực, nhưng họ đều viện cớ không có tiền, không có thời gian tham gia khóa học. Trên thực tế, một số có đăng ký tham gia, nhưng không xuất hiện. Sau đại dịch, họ nhận ra tầm quan trọng của tính tự lực.

Vì trách nhiệm, phụ nữ tham gia khóa học phải đóng học phí 10% mỗi khóa học. Khoản phí không chỉ là trách nhiệm mà tạo niềm tin, có tin tưởng mới có thể giao vận hành một bếp ăn công cộng cung cấp những bữa ăn cho công nhân làm việc ở các nhà mày trong khu vực. “Đào tạo nghề may, học lý thuyết 2 ngày/tuần... những ngày khác họ phải thực hành trên máy móc. Điều này sẽ tạo cho họ có cơ hội có việc làm ở các nhà máy dầy da ở địa phương”, Anupriya Bhattacharya – người đứng đầu Ek Tara cho biết. Tương tự, tại trung tâm KMWSC, ngoài mở khóa học cắt may, làm bánh và sản xuất giấy vệ sinh, còn mở khóa học về thẩm mỹ. “Chúng tôi đào tạo họ và bán sản phẩm do họ làm, đưa tiền cho họ. Giờ đây những phụ nữ này đã tự tin và có trách nhiệm hơn. Họ tâm sự nếu họ không kiếm được tiền, các con họ sẽ chết đói”, Monica Suchiang – giám đốc KMWSC cho biết.

Do số lượng yêu cầu lớn, KMWSC đang cố gắng mở thêm nhiều khóa học. Ở thành phố Calcutta, bang Tây Bengal, KMWSC đang đào tạo 150 phụ nữ trong nhiều lớp học. Đại dịch khiến cho người chồng, lao động chính trong gia đình “biết lắng nghe” hơn, cho phép vợ mình ra ngoài làm việc, đồng nghĩa với việc họ ít bỏ học giữa chừng hơn. “Hiện nay phụ nữ đến các khóa học đều đặn hơn trước kia do thuận vợ thuận chồng, người vợ trở nên cần thiết hơn lúc này. Saba Parveen (30 tuổi) – người mẹ  2 con 9 tuổi và 12 tuổi, đang làm việc tại bếp ăn Ek Tara sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Chị đã nhận được tháng lương đầu tiên với 6.000 rupees, tương đương khoảng 2 triệu đồng. Khi đại dịch tấn công, chồng chị mất việc tại một nhà máy. Cuộc sống gia đình lâm vào bế tắc, trong thời gian chờ đợi nhà máy kêu đi làm trở lại, chồng chị đồng ý cho chị ra ngoài làm việc. “Không có tiền chi tiêu rất khổ, chúng tôi phải xoay sở từng bữa ăn. Trước đó, chống tôi không chấp nhận việc tôi đi làm và tôi cùng vui vẻ ở nhà chăm sóc con, nhưng bây giờ đã khác”, chị nói thêm.

Ninh Chinh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch Covid-19 tạo cơ hội phụ nữ Ấn Độ sống tự lập