Vụ tráo máy nông cụ tại xã La Dạ
Vụ tráo máy nông cụ tại xã La Dạ:
Thay đổi tội danh đối với nguyên chủ tịch và kế toán
BT- Liên quan
đến vụ án tráo máy nông cụ cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết
định 755 của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Công an huyện Hàm Thuận Bắc đã kết
luận điều tra lại và thay đổi tội danh đối với bị can Huỳnh Thúc Mẫn (42 tuổi,
nguyên chủ tịch) và Dương Ngọc Như Hiền (37 tuổi, nguyên kế toán) xã La Dạ, từ
tội danh “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý tài sản gây thất thoát, lãng
phí” sang đề nghị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
 |
Máy nông cụ bị đánh tráo thương hiệu trong
vụ án. |
Vụ án kéo dài 5
năm
Trước đó, TAND tỉnh và
TAND huyện Hàm Thuận Bắc đều tuyên phạt bị cáo Mẫn 3 năm 6 tháng tù và Hiền 2
năm tù, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước
gây thất thoát, lãng phí. Sau đó, cuối năm 2019 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân (TAND) cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh giám đốc thẩm tuyên hủy cả 2 bản án sơ
thẩm và phúc thẩm để điều tra lại theo quy định.
Theo hồ sơ, thực hiện
Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cho những hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã/thôn/bản đặc biệt khó khăn, có 306 hộ ở
xã La Dạ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ. Năm 2016, UBND xã La Dạ được cấp hơn 1,53
tỷ đồng kinh phí. Theo quy định, UBND xã phải tổ chức giám sát, cấp vốn hỗ trợ
theo chính sách cho các hộ trong danh sách. Ngược lại, do sợ người dân tiêu xài,
không chịu mua sắm máy, nên ông Mẫn chọn nhà thầu là cơ sở Minh Thắng của ông Hồ
Minh Thắng (ở Tánh Linh) cung cấp máy móc, nông cụ. Giữa ông Thắng và UBND xã La
Dạ đã ký kết hợp đồng cung cấp 438 máy nông cụ cùng phụ kiện xuất xứ Việt Nam và
liên doanh hợp tác trị giá 1,53 tỷ đồng. Sau khi ký hợp đồng, ông Thắng đã liên
hệ với cơ sở nông cơ Tôn Sơn (Đức Linh) đặt mua máy móc nông cụ là hàng không rõ
xuất xứ, trôi nổi, không hóa đơn chứng từ.
Sau khi nhận máy về,
nhiều hộ dân phát hiện trên thân máy có 2 loại tem của 2 nhãn hiệu dán chồng lên
nhau và giá trị không đủ 5 triệu đồng mà họ được nhận. Hội đồng định giá trong
tố tụng huyện kết luận tất cả máy móc như máy xịt thuốc, máy cắt cỏ, máy bơm
nước có giá chỉ từ 1,3 - 3,5 triệu đồng. Tổng cộng đã gây thất thoát, lãng phí
hơn 780 triệu đồng. Sau khi vụ án xảy ra, ông Thắng đã mang đổi lại 176 máy móc
cho các hộ dân trị giá 730 triệu đồng.
Lập luận về tội
danh mới
Theo kết luận điều tra
lại, bị can Dương Ngọc Như Hiền là kế toán tài chính của UBND xã La Dạ có nhiệm
vụ quyết toán thu, chi ngân sách và quản lý hoạt động tài chính của xã đã không
thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao trong soạn thảo hợp đồng, biết ký kết hợp
đồng là không đúng quy định, nhưng vẫn cùng Hồ Minh Thắng soạn thảo hợp đồng mua
máy móc, không trực tiếp tham mưu hoặc kiểm tra thực tế khả năng đáp ứng thực
hiện hợp đồng của cơ sở Minh Thắng. Đồng thời, thực hiện không hết chức trách
nhiệm vụ, “hợp lý hóa” hồ sơ hợp đồng, hồ sơ quyết toán với
kho bạc
nhà nước huyện Hàm Thuận Bắc để
rút tiền, bỏ mặc cho hậu quả xảy ra gây thiệt hại số tiền 280.865.000 đồng khi
ký hợp đồng với cơ sở Minh Thắng. Thiệt hại tài sản này 2 bị can Mẫn và Hiền
phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho Nhà nước.
Quá trình triển khai
thực hiện hợp đồng, bên cung ứng là Hồ Minh Thắng phải chịu trách nhiệm chính
bồi thường, bị can Mẫn chịu trách nhiệm liên đới thiếu kiểm tra giám sát. Trong
đó, đơn vị cung ứng đã thu lợi bất chính tổng số tiền 499.265.000 đồng. Tuy
nhiên sau khi sự việc bị phát hiện, Hồ Minh Thắng đã chủ động thu hồi số máy
nhãn giả Honda bồi thường khắc phục hậu quả giao máy mới cho các hộ dân với tổng
giá trị là 730.050.000 đồng nên không xem xét nội dung phải bồi thường ở trên.
Hành vi của bị can
Huỳnh Thúc Mẫn có làm trái quy định về việc “cấp tiền sang cấp máy”, nhưng xét
thấy mục đích của chương trình hỗ trợ là để cho các hộ dân có máy móc, nông cụ
sản xuất phục vụ đời sống sinh hoạt là phù hợp, đáp ứng được điều kiện thực tế
của địa phương. Tuy nhiên, Huỳnh Thúc Mẫn đã thiếu trách nhiệm trong khi tổ chức
thực hiện, thể hiện trong việc ký kết hợp đồng mua bán tài sản sơ hở, thiếu chặt
chẽ (không kiểm tra năng lực của đơn vị cung ứng; các điều khoản trong hợp đồng
không chi tiết, cụ thể về nguồn gốc, xuất xứ và các đặc điểm kỹ thuật máy móc);
khi nhận tài sản không phân công người kiểm tra, đối chiếu từng loại máy móc dẫn
đến việc nhập máy móc, nông cụ kém chất lượng không đúng giá trị thực, tạo chênh
lệch giá, đã gây ra thiệt hại về tài sản.
Đối với hành vi thiếu
trách nhiệm, “tắc trách” của các thành viên tham gia nghiệm thu, giám sát xét
thấy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cấp ủy và chính quyền đã có hình
thức xử lý theo quy định. Đối với hành vi mua bán hàng hóa không có hóa đơn
chứng từ chứng minh nguồn gốc của các cơ sở Tôn Sơn, Minh Thắng và Tiến Đạt, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Bắc sẽ có văn bản để đơn vị chức
năng xử lý theo quy định pháp luật.
TrẦn
HuỲnh