Theo dõi trên

Vì sao chưa xóa “tín dụng đen”?

18/02/2019, 08:33

BT- Có thể nói năm 2018 là năm bùng phát tín dụng đen trên địa bàn tỉnh với những vụ việc gây rối an ninh trật tự xã hội với đủ chiêu trò từ đe dọa, nhắn tin uy hiếp tinh thần cho đến đánh đập, gây thương tích và cả những hành động như “cướp ngày”. Tình hình trên diễn biến phức tạp không chỉ ở phố thị mà còn ở những vùng nông thôn. Lý do mà ai cũng hiểu vì sao năm 2018, tín dụng đen hoành hành đến vậy, là vì đó cũng là thời gian diễn ra Word Cup. Nhiều người tham gia vào đường dây cá độ bị thua phải vay nóng với lãi suất cao  từ các đường dây cho vay, từ các tiệm cầm đồ… Rồi sau đó, nhẹ thì bán xe cộ, vật dụng, nặng thì bán đất, bán nhà. Còn không có gì để trả thì đôi lúc phải đền bằng chính mạng sống hay một phần cơ thể… Đó là lý do trong năm Công an tỉnh vừa phải giải quyết các vụ phạm pháp trên vừa phải phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động tín dụng đen. Kết quả, là các băng nhóm đòi nợ này có rút êm, không để xảy ra các tình huống manh động nhưng thực tế cho thấy là rất khó...

Nổi bật, Bộ đã chỉ ra những điểm không hợp lý, vừa nhẹ vừa không đủ răn đe về tín dụng đen trong luật. Cụ thể, Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định, để khép tội người cho vay nặng lãi cần nhiều yếu tố, gồm: Cho vay lãi suất gấp 5 lần mức 20%/năm trở lên; thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Khi có đủ 2 yếu tố này, người cho vay nặng lãi mới bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm…Tuy nhiên, thực tế, không có đối tượng nào cho vay với lãi suất đến 100%/năm trở lên, vì vậy cũng chẳng có đối tượng nào bị xem xét xử lý hình sự. Thêm nữa, tội phạm cho vay nặng lãi trong hoạt động dân sự trongbluật hình sự lại là tội phạm ít nghiêm trọng, trong khi hoạt động này thường do các băng nhóm tội phạm thực hiện.

Mặt khác, Điều 468, Bộ luật Dân sự 2015, quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Tuy nhiên, thực tế để đối phó với quy định của pháp luật, người cho vay nặng lãi thường thỏa thuận với người vay về việc chỉ ghi trên giấy vay nợ lãi suất theo quy định, trong khi lãi suất cho vay trong thực tế cao hơn rất nhiều. Khi xảy ra chuyện, người vay cũng không thể có căn cứ để tố cáo.

Ở khía cạnh khác, góc độ kinh tế, nhiều chuyên gia lại đặt vấn đề cần nhìn mặt mạnh của “tín dụng đen”, lực lượng cho vay bên ngoài các tổ chức tín dụng chính thống. Các chuyên gia cho rằng, việc phát triển thị trường vốn hiện nay mới giải quyết được nguồn vốn cho doanh nghiệp lớn và có quy mô trung bình. Còn với những doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn, vì thiếu tài sản thế chấp và những yêu cầu khác của ngân hàng nên thực tế, họ buộc phải sử dụng đến nguồn “tín dụng đen”. Vì vậy, cũng đề nghị Chính phủ cần tạo ra khung pháp lý để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn này và được hoạch định vào chi phí hợp lệ…Thực tế, nhiều nước đã có nhiều kinh nghiệm xử lý vấn đề tín dụng đen rất ổn để hạn chế những mặt trái và khuếch trương những mặt mạnh của loại tín dụng mà nhiều người tìm đến vì nhanh nhạy, không thủ tục phiền hà này. Một điều quan trọng khác, chính nhận thức của người đi vay cũng sẽ quyết định cho tín dụng đen phát huy được mặt mạnh của nó, khi biết tìm hiểu, lựa chọn lãi suất hợp lý.

Bích NghỊ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao chưa xóa “tín dụng đen”?