Theo dõi trên

Tránh sập bẫy lừa đảo qua điện thoại

06/12/2018, 11:46

BTO- Thời gian qua, tại nhiều địa phương trong cả nước tái diễn tình trạng một số đối tượng giả danh cơ quan pháp luật hay nhà mạng, gọi điện cho người dân nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này thường sử dụng dịch vụ gọi điện trên nền in-tơ-nét của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, thiết lập các tổng đài VoIP, sau đó phân công các nhóm theo kịch bản chi tiết gọi điện đến số điện thoại cố định, di động ở Việt Nam thông báo trúng thưởng, tiếp nhận bưu phẩm, mạo danh Công an, Viện kiểm sát thụ lý vụ án… nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.

Tại Bình Thuận, theo thông báo của Công an tỉnh, vào ngày 29/11/2018, có nhiều cán bộ, đảng viên công tác tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Trường THPT Lương Thế Vinh và một số cơ quan khác nhận đực điện thoại của một nhóm đối tượng lửa đảo với thủ đoạn, hình thức tương tự nhau.

Thủ đoạn của các đối tượng là thay nhau gọi điện thoại (bằng số điện thoại đăng ký trong nước, nước ngoài hoạc zalo) cho “con mồi”, xưng là nhân viên bưu điện, báo có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về, hiện Công an Đã Nẵng nghi vấn, thu giữ và kiểm tra bên trong bưu phẩm có 100 thẻ ATM, trong đó có thẻ của “con mồi” nghi liên quan đến hoạt động rửa tiền và Công an Đà Nẵng đã bắt 3 người có liên quan, số này khai đã chuyển cho “con mồi” 6,8 tỷ đồng.

Tiếp theo sự vụ, một đối tượng khác tự xưng là “đại úy” Tuấn Anh có số điện thoại 0963 436 713 và +840 236113 và một người tự xưng là “thiếu tá” nhưng không xưng họ tên, có số diện thoại 0981 625 234 là cán bộ điều tra Công an TP Đả Nẵng liên tục gọi điện thoại yêu cầu “con mồi” phải hợp tác cung cấp thông tin như: Số tài khoản ngân hàng, số dư trong tài khoản, số CMND, tài sản có giá trị, lý lịch gia đình, địa chỉ nhà…

Sau đó chúng yêu cầu “con mồi” trình diện tại Đà Nẵng. Nếu chưa trình diện được phải làm đơn xin bảo lãnh tài sản, đồng thời đế ngân hàng BIDV lập một tài khoản mới, chuyển vào tài khoản này 200 triệu đồng, đăng ký dịch vị Internet Banking theo số điện thoại bọn chúng cung cấp và yêu cầu con mồi phải giữ bí mật trong quá trình làm việc. Với thủ đoạn này, bọn lừa đạo sẽ chuyển tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân qua tài khoản khác thông qua dịnh vụ Internet Bangking.

Trước tình tình trên, cơ quan chức năng đã khuyến cáo: Công an không bao giờ trao đổi thông tin vụ án qua điện thoại, khi có yêu cầu làm việc sẽ có giấy mời hoặc giấy triệu tập. Cơ quan công an cũng không có tài khoản ngân hàng mang tên cá nhân và không yêu cầu đương sự phải chuyển tiền để chứng minh vô tội.

Người dân cần lưu ý, tất cả số điện thoại giả mạo theo số máy của cơ quan chức năng đều có thêm dấu (+) trước dãy số vì chúng được thực hiện qua mạng in-tơ-nét. Nếu chỉ kiểm tra số máy gọi đến qua tổng đài 1080 sẽ không phát hiện được sự giả mạo này. Ngoài việc gọi đến điện thoại các cơ quan, các đối tượng thường nhắm vào các gia đình có số điện thoại bàn và hoạt động chủ yếu vào giờ hành chính, bởi đây là thời điểm phần lớn các thành viên trong gia đình đi làm, chỉ có người già ở nhà và thường có tài khoản tiết kiệm, dễ tác động tâm lý.

Người dân cần cảnh giác, thông báo hình thức, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm cho các thành viên trong gia đình, bạn bè và người thân nhất là người già, ít tiếp cận thông tin, báo chí; nâng cao ý thức cảnh giác khi nghe điện thoại của người lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, thẻ tín dụng,... Khi xảy ra tình huống bị lừa đảo, không được chuyển tiền ngay mà kịp thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh bắt giữ tội phạm. Nếu đã chuyển tiền thì liên hệ ngay với ngân hàng nơi gửi hoặc báo cho cơ quan công an để phong tỏa tài khoản, ngăn chặn thiệt hại xảy ra.

T. NAM



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tránh sập bẫy lừa đảo qua điện thoại