Theo dõi trên

Dấu ấn sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 32

12/02/2020, 09:11

Bài 1:  Chủ động, sáng tạo

BT- Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ban hành ngày 9/12/2003. Qua hơn 15 năm triển khai với quyết tâm cao trong thực hiện chỉ thị, Bình Thuận đã đạt được kết quả nhất định nhờ chủ động, sáng tạo trong thực hiện các chương trình, đề án.

                
Phổ biến Luân Ân xá cho cán bộ chủ chốt 10    huyện, thị.

 Chỉ thị 32 đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt trong tư tưởng, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đến nay nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở, Mặt trận, đoàn thể, nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nâng lên rõ rệt và không ngừng đổi mới, phát huy.

 Chỉ thị được đánh giá là quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân trong bối cảnh đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế.

Xác định tầm quan trọng của nội dung chỉ thị, sau khi được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai nhiều văn bản, trong đó có Chỉ thị 43 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGD PL) nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đồng thời, chỉ đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và các sở, ban, ngành triển khai trong đảng viên, cán bộ, công chức.

Thực hiện các chỉ thị, UBND tỉnh cũng ban hành nhiều văn bản bao gồm quyết định phê duyệt các chương trình, kế hoạch tuyên truyền PBGDPL theo từng nội dung, từng giai đoạn trong thời gian từ 2003 – 2021, đặc biệt đẩy mạnh một số đề án PBGDPL của Chính phủ.

 Hiệu quả và thiết thực

Nhiều đề án được triển khai, với đề án “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn” do Thanh tra tỉnh chủ trì, qua đó tổ chức hàng chục lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tiếp công dân, xử lý đơn, thư và công chức ngành thanh tra. In ấn hàng ngàn tập sách về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, phát hàng ngàn tờ rơi tuyên truyền pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo đến cán bộ, nhân dân. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì đề án “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 – 2016 và 2017 – 2021” đã mở nhiều lớp phổ biến pháp luật về biển, đảo cho cán bộ, nhân dân, nhất là ở huyện đảo Phú Quý. Và, một số đề án khác như PBGDPL trong nhà trường, cho người lao động trong các doanh nghiệp, trên đài phát thanh – truyền hình được triển khai đạt hiệu quả.

Hình thức tuyên truyền không ngừng đổi mới, cho đến nay nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, sở, ban, ngành gồm cả nhân dân có bước chuyển biến rõ nét, coi trọng pháp luật, xem việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân là quan trọng. Tuy vậy vẫn có nơi có chỗ nhận thức về tầm quan trọng của  PBGDPL chưa đầy đủ, chưa phát huy vai trò chủ động, chỉ tập trung vào tuyên truyền trong đợt cao điểm hoặc cấp trên chỉ đạo mới làm, nên một bộ phận nhân dân vẫn chưa hiểu đúng luật. 

...Không ngừng cải tiến

Để nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân tốt hơn, chủ trì các đề án không ngừng cải tiến cách làm. Điển hình đề án “Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2016 và 2017 - 2021”, do Hội Luật gia tỉnh chủ trì. Khi Ban Chỉ đạo (BCĐ) đề án tỉnh triển khai thành lập “Trung tâm Pháp luật cộng đồng” nhằm phục vụ tốt đề án và chọn huyện Hàm Thuận Bắc làm thí điểm, Hội chỉ đạo cho Hội Luật gia huyện Hàm Thuận Bắc thực hiện.

Thừa lệnh BCĐ đề án huyện, Hội Luật gia Hàm Thuận Bắc bắt tay vào làm. Tuy nhiên, qua hoạt động vấp phải trở ngại về kinh phí do không kêu gọi được các nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị hoạt động thiếu... Không khuất phục, hội vẫn tìm tòi nghiên cứu, nhận thấy nội dung, hình thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của “Trung tâm Pháp luật cộng đồng” tương đồng với Trung tâm Học tập cộng đồng - có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng hoạt động từ năm 2008 theo quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo đến nay. Trung tâm này có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân. Một “môi trường” thuận lợi để nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân nhưng lâu nay bỏ ngỏ.

Hội đề nghị BCĐ đề án huyện báo cáo BCĐ đề án tỉnh và xin phép không xây dựng thí điểm mô hình “Trung tâm Pháp luật cộng đồng” gây tốn kém ngân sách nhà nước mà nên lồng ghép toàn bộ nội dung hoạt động của “Trung tâm này” vào Trung tâm Học tập cộng đồng. Ông Đặng Ngọc Tâm – Chủ tịch Hội Luật gia huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Lồng ghép 2 trung tâm này thành một, hoạt động thuận lợi nhiều đường, tiết kiệm nhân lực, kinh phí cho Nhà nước và còn PBGDPL và trợ giúp  pháp lý đến nhiều đối tượng hơn. Thành lập một trung tâm phải có giám đốc, phó giám đốc, nhân viên và kinh phí hoạt động... rất nhiêu khê”.

    
      Tổng kết 15 năm về thực hiện Chỉ thị 32, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá:   Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, sở, ban, ngành từ tỉnh   đến cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác   PBGDPL, nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình   về PBGDPL. Bố trí kinh phí cho từng chương trình, đề án đảm bảo thực   hiện tốt công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh.

Ninh Chinh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dấu ấn sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 32