Có được xem là tài sản riêng trư
Có được xem là tài sản riêng trước khi kết hôn?
BTO- Tôi có 1 con gái, chồng tôi mất, tôi vẫn ở vậy đến nay. Hiện tại tôi có mua
vài lô đất. Nếu tôi kết hôn với người mới thì khi bán các lô đất trên tôi có cần
chữ ký đồng ý của người chồng mới không?
Các lô đất trên có xem là tài sản riêng của tôi trước khi kết hôn không?
Nếu sau này tôi chết thì việc phân chia thừa kế tài
sản như thế nào? Hoặc nếu người chồng mới
mất trước tôi thì các lô đất của tôi có đem chia cho các con của chồng không?
Nếu tôi làm di chúc cho con gái trước khi kết hôn thì việc phân chia tài sản
thừa kế các lô đất này như thế nào? Cám ơn
sự quan tâm trả lời của quý báo.
Minh Tran <minhgv65@gmail.com>
Trả
lời:
Theo Điều 43
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản
mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng trong thời kỳ hôn nhân... Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản
riêng vào khối tài sản chung".
Theo bạn
trình bày thì các lô đất bạn nhận chuyển nhượng trước khi kết hôn là tài sản
riêng của bạn nên bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của
mình. Do các lô đất là tài sản riêng của bạn nên khi bạn kết hôn với người chồng
mới và người chồng mới qua đời trước bạn thì tài sản riêng của bạn không phát
sinh di sản thừa kế.
Vấn đề phân
chia thừa kế đối với tài sản của bạn để lại khi bạn qua đời:
Theo
Điều 609 Bộ luật dân sự 2915 quy định: Cá nhân có quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người
thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, căn
cứ quy định nêu trên thì bạn có quyền lập di chúc để định đoạt, chỉ định người
thừa kế tài sản của mình. Sau khi bạn qua đời thì di sản của bạn để lại sẽ thực
hiện phân chia theo nội dung di chúc của bạn.
Trường hợp
bạn không lập di chúc thì di sản của bạn để lại sẽ được phân chia cho những
người thừa kế theo pháp luật.
Theo Điều
651 Bộ luật dân sự quy định:
“1. Những
người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng
thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;
b) Hàng
thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng
thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng
hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.
Luật sư Đỗ Minh Trúc - Trưởng VPLS Phan Thiết - Đoàn luật sư tỉnh Bình Thuận.
Mọi vấn đề liên quan đến Pháp luật, mời bạn đọc gởi câu hỏi đến địa
chỉ mail: baobinhthuan@gmail.com.
Báo
Bình Thuận Online sẽ có luật sư tư vấn giúp bạn.