Theo dõi trên

Ðòn bẩy nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

24/03/2017, 08:38

BT- Mức hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chặng 2016-2020 có tăng hơn chặng trước. Ví dụ, giải bạc Giải thưởng chất lượng quốc gia năm ngoái  được hỗ trợ chỉ 10 triệu đồng, còn năm nay đã lên 20 triệu đồng…

                
Ảnh minh họa

Thị trường đòi hỏi

Trong 8 đề tài khoa học và công nghệ được tuyển chọn trong đợt 1 của năm 2017 mà Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận thông báo đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện, có đề tài “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn Bình Thuận”. Theo yêu cầu của đề tài, mô hình vùng chuyên sản xuất rau an toàn đó có quy mô khoảng 5 ha, có ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo các tiêu chí về an toàn, góp phần phát triển nền nông nghiệp tại tỉnh bền vững. Vì vậy, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí quản lý, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống, đào tạo… Qua đó, giúp doanh nghiệp tham gia mô hình có đủ tiềm lực tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn phục vụ nhu cầu của nhân dân. Có thể nói đây là đề tài bức xúc, nếu tính từ khi Quyết định 3372/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ban hành vào cuối năm 2014, trong đó có nội dung cần xây dựng 80 ha rau an toàn tại Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam.

Thực tế, 2 năm trôi qua, rau an toàn thì đã được sản xuất, chất lượng chắc chắn tốt hơn rau sản xuất theo cách thông thường lâu nay nhưng để chứng minh điều ấy với khách hàng bằng cách này, cách kia thì chưa có, vì thế chưa tạo ra sự đột phá trên thị trường. Đến đề tài này, Trung tâmng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Bình Thuận, đơn vị thực hiện đề tài cho biết để khắc phục điểm khó trên, sản phẩm rau của đề tài phải được chứng nhận VietGAP để có cơ sở thực hiện các bước khác liên quan đến nhãn mác, mã vạch… nhằm giúp người mua truy xuất được nguồn gốc và tin mua sản phẩm chất lượng.  

Kích thích xây dựng hệ thống, mô hình

 Thực trạng sản xuất và bán rau trên không mới, vấn đề ở chỗ do chúng ta chưa làm. Nếu mở rộng ra những sản phẩm vốn là lợi thế ở tỉnh đã xuất khẩu như hải sản, nước mắm, may mặc… thì đã từ lâu, các doanh nghiệp đã tính toán xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn để chứng minh với khách hàng đây là sản phẩm có chất lượng cao. Và để kích thích hoạt động bổ ích trong kinh doanh ấy, thực hiện chương trình quốc gia, tỉnh đã có các chương trình hỗ trợ với tên gọi khác nhau theo từng chặng. Với chặng 2016-2020, UBND tỉnh đã phê duyệt chương trình “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 – 2020” cùng Quyết định 646/QĐ-UBND chi mức hỗ trợ mới ban hành vào đầu tháng 3/2017.

Theo quyết định trên, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp các tiêu chuẩn (tự đánh giá) sẽ được hỗ trợ 7 triệu đồng/sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và 10 triệu đồng/sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời được hỗ trợ 50% số tiền của giá trị hợp đồng đánh giá (thuê tổ chức đánh giá độc lập) với số tiền hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng/sản phẩm. Còn với các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế; mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm thì được hỗ trợ 30% số tiền của tổng giá trị hợp đồng tư vấn và hợp đồng đánh giá chứng nhận với số tiền hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/1 mô hình, công cụ và 40 triệu đồng/1 hệ thống quản lý. Riêng việc hỗ trợ tham gia các giải thưởng hàng năm thì tổ chức, doanh nghiệp nào đạt Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương được hỗ trợ 30 triệu đồng, giải vàng Chất lượng quốc gia được 25 triệu đồng, còn giải bạc Chất lượng quốc gia 20 triệu đồng.

Bích NghỊ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ðòn bẩy nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm