Theo dõi trên

Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: “Đòn bẩy” phát triển kinh tế khu vực phía Nam

28/11/2019, 09:49

Bài 2:  Hàm Thuận Nam sẽ đột phá kinh tế  khi có đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

BT- Hàm Thuận Nam là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Phan Thiết, đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện có chiều dài 37,5 km, đường sắt Bắc – Nam đi qua có chiều dài 32,9 km, có bờ biển 23,5 km. Từ trung tâm huyện đi đến nhiều trung tâm tỉnh và các huyện khác trong vùng duyên hải miền trung và miềnđôngnam bộ rất thuận lợi. Mặc dù vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện rất thuận lợi để phát triển kinh tế; nhưng, nhìn chung nền kinh tế của Hàm Thuận Nam hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện.

                
   Một góc du lịch Hàm Thuận Nam.

Nguyên nhân cơ bản nhất là hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông nội huyện tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thật sự thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Trong đó, có ngành du lịch - được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận nói chung và Hàm Thuận Nam nói riêng. Chính vì thế, thời gian gần đây tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. Thời gian qua, nhiều tuyến quốc lộ đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, trong đó, phải kể đến dự án trọng điểm như dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1A, các tuyến nội tỉnh được chú trọng đầu tư, nâng cấp, trong đó có đường ĐT.712 và ĐT.719, ĐT.718.

Không những vậy, niềm vui còn đến với Hàm Thuận Nam khi trong năm 2019 nhiều dự án giao thông quan trọng đã được Trung ương và tỉnh triển khai thực hiện, như: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây và tuyến đường ĐT 719B, tuyến đường Hàm Kiệm – Tiến Thành... Có thể nói, đây là các dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Hàm Thuận Nam. Vì các dự án này sẽ giải quyết cơ bản các bức xúc về giao thông đối ngoại của huyện và sẽ là đòn bẩy để huyện phát triển. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ kết nối với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để kinh tế Hàm Thuận Nam phát triển mạnh, đặc biệt là về du lịch.

Ông Trần Ngọc Diệp – Chủ tịch UBND Hàm Thuận Nam cho biết: Hiện nay, trong điều kiện giao thông đối ngoại khó khăn, giao thông nội huyện còn hạn chế nhưng toàn huyện đã có 77 dự án du lịch với tổng diện tích đất sử dụng khoảng 754 ha với tổng vốn đầu tư 6.427 tỷ đồng. Trong đó, 23 dự án đã hoạt động kinh doanh, 29 dự án đã có tác động hoặc đang triển khai và 25 dự án chưa triển khai và mới cấp quyết định chủ trương đầu tư. Chắc chắn sau khi dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và tuyến đường ĐT 719B, tuyến đường Hàm Kiệm – Tiến Thành... hoàn thành thì du lịch Hàm Thuậnnam sẽ khởi sắc hơn nhiều. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp của Hàm Thuận Nam với 2 khu công nghiệp (Hàm Kiệm 1 và Hàm Kiệm 2), thời gian qua tuy đã thu hút được 27 dự án với tổng vốn đầu tư 1.636,35 tỷ đồng và 100,686 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy chung mới đạt khoảng 23%. Cụm công nghiệp Tân Lập chưa thu hút được nhà đầu tư, giá trị sản phẩm công nghiệp nói chung còn rất hạn chế. Vì vậy, sau khi dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây và các dự án giao thông quan trọng của tỉnh hoàn thành thì chắc chắn ngành công nghiệp của Hàm Thuận Nam sẽ phát triển nhanh và mạnh hơn rất nhiều. Ngoài ra, sau khi hạ tầng giao thông đối ngoại và giao thông nội huyện được đầu tư đồng bộ, thì lượng du khách đổ về Hàm Thuận Nam sẽ tăng cao, tạo đòn bẩy để phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và các dự án khu dân cư, khu tái định cư. Do đó, tốc độ đô thị hóa của huyện sẽ được đẩy nhanh hơn và bộ mặt nông thôn sẽ được cải thiện rõ rệt hơn, đời sống của nhân dân sẽ được nâng lên cao hơn. qua đó, tiềm năng, lợi thế của huyện sẽ được khai thác và phát huy tốt hơn.

Viễn cảnh tương lai của Hàm Thuận Nam thật xán lạn. Tuy vậy, để viễn cảnh tươi sáng đó sớm trở thành hiện thực thì cả hệ thống chính trị và nhân dân Hàm Thuậnnam cần phải đoàn kết, đồng thuận và cùng nhau hoàn thành tốt nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, xây dựng và triển khai thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, trong đó trước hết là phải làm thật tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và tuyến đường ĐT 719B, tuyến đường Hàm Kiệm – Tiến Thành...

    
      Toàn huyện đã có 77 dự án du lịch với tổng diện tích đất sử dụng khoảng   754 ha với tổng vốn đầu tư 6.427 tỷ đồng. Trong đó, 23 dự án đã hoạt   động kinh doanh, 29 dự án đã có tác động hoặc đang triển khai và 25 dự   án chưa triển khai và mới cấp quyết định chủ trương đầu tư…

TrẨn Thi – Thu Hà



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết:
Hôm nay đưa vào hoạt động 2 trạm dừng chân tạm thời
BTO-Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng tạm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Ban quản lý dự án 7 đã tiến hành thi công 2 trạm dừng nghỉ tạm trên cả hai chiều đường cao tốc, đưa vào hoạt động phục vụ tài xế, người tham gia giao thông vào dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: “Đòn bẩy” phát triển kinh tế khu vực phía Nam