Theo dõi trên

Trung tâm năng lượng sạch đang dần hiện hữu

13/11/2018, 09:17

BT - Là một trong những tỉnh khô hạn nhất cả nước, nhưng đây lại là điều kiện thuận lợi để Bình Thuận phát triển điện mặt trời. Cho đến nay nhiều dự án điện mặt trời đã khởi công, trong đó có dự án sắp đi vào hoạt động, đang dần hình thành nên một trung tâm năng lượng sạch.

         

Nhiều dự án đầu tư

Điện mặt trời -  một trong những nguồn năng lượng sạch đang được thế giới hướng đến khi con người ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về điện, trong khi năng lượng khai thác từ nhiên liệu hóa thạch - loại nhiên liệu không chỉ gây ô nhiễm môi trường, không tái tạo, mà nguồn cung cũng sẽ sớm trở nên khan hiếm.  Tiềm năng là thế nên Bình Thuận đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm lĩnh vực này. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai từng nói, đối với quy hoạch phát triển điện mặt trời, quan điểm của tỉnh là tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn từ các thành phần kinh tế, nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên năng lượng lẫn đất đai một cách tối ưu.

Theo thống kê của tỉnh, hiện có hơn 40 vị trí trên toàn tỉnh được quy hoạch đưa vào danh mục thu hút dự án điện mặt trời với nhu cầu sử dụng đất khoảng 7.730 ha. Trong đó tập trung nhiều nhất là ở khu vực Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân… UBND tỉnh cũng đã có văn bản chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu đầu tư gần 30 dự án điện mặt trời xin đăng ký triển khai trên địa bàn tỉnh.

Cho đến nay đã có 14 dự án được chấp thuận chủ trương với tổng vốn đầu tư khoảng 20.700 tỷ đồng.

… dần hiện hữu Trung tâm năng lượng sạch

Năm 2018 có thể nói là năm bản lề tạo đà cho phát triển năng lượng sạch với nhiều dự án được “khai hoa nở nhụy”. Từ đầu năm đến nay có nhiều dự án điện mặt trời khởi công, trong đó có dự án điện mặt trời Sông Lũy 1; dự án điện mặt trời Tuy Phong… và mới đây (1/11) dự án Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 với tổng mức đầu tư hơn 1.360 tỷ đồng. Phần lớn các dự án dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào năm 2019 gồm có dự án điện mặt trời nổi tại hồ Đa Mi của Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi thuộc Tổng công ty Phát điện 1 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Dự án này sử dụng diện tích phần trên mặt hồ gần 57 ha (lắp đặt pa-nen mặt trời) và phần trên mặt đất gần 67 ha (xây dựng trạm biến áp, hệ thống biến tần và đường dây tải điện...). Với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, sẽ đi vào hoạt động vào tháng 2/2019. Ông Lê Tấn Thanh - Đội trưởng đội thi công trạm điện thuộc dự án năng lượng mặt trời Đa Mi - Hàm Thuận cho biết: Lợi ích của dự án, tiết kiệm được diện tích mặt hồ để phung phí, thay vì bỏ không mặt hồ thì tận dụng làm năng lượng mặt trời lấy điện phục vụ quốc gia. Nếu không có gì thay đổi, vào đầu năm 2019 sẽ đóng điện khai thác sử dụng thí điểm.

         
   

      

      Dự án điện mặt    trời nổi tại hồ Đa Mi - một trong những dự án đang thi công, đầu năm    2019 đi vào khai thác.

Với tiềm năng về nắng - gió, Bình Thuận đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời. Giấc mơ Bình Thuận là trung tâm năng lượng sạch của cả nước đang dần trở thành hiện thực.

    
    Theo quy hoạch, đến năm 2030 Bình Thuận có thể   thu hút đầu tư phát triển các dự án nhà máy năng lượng Mặt Trời với tổng   công suất trên 4.000 MW. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để   Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng sạch trong tương lai.

Lê Ninh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung tâm năng lượng sạch đang dần hiện hữu