Theo dõi trên

 “Thương hiệu” - sự cần thiết để phát triển

17/08/2018, 09:13

BT- Mới đây, trong một chương trình tập huấn “quản trị tài sản trí tuệ” cho các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, do Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức, ông Trần Văn Khuê, Văn phòng đại diện phía Nam, Cục Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh: “Doanh nghiệp cần chú trọng vai trò thương hiệu, bởi nó tạo dựng hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng, tạo nên sự khác biệt trong cạnh tranh, tạo nên danh tiếng và tài sản vô hình có giá trị cho chủ sở hữu, uy tín và vị thế cho địa phương, quốc gia. Đơn cử, từ chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, không ít khách hàng Việt Nam vài năm trước thường lựa chọn mua dòng ĐTDĐ iPhon 5- 16 GB giá gần 800 USD; trong khi giá thành sản xuất của nó tại Mỹ chỉ 199 USD, hãng APPLE ở nước này thu về gần 600 USD/chiếc; đạt tổng doanh thu 179 tỷ USD (năm 2016). Trong khi GDP của nước ta chỉ khoảng 200 tỷ USD trong năm ấy”. 

                
   Ông Trần Văn Khuê, Cục Sở hữu trí tuệ    tập huấn xây dựng thương hiệu.

Trong xây dựng, phát triển thương hiệu phải gắn với lợi thế doanh nghiệp, thế mạnh địa phương; có chính sách chung về thương hiệu gắn chặt chiến lược kinh doanh, chiến lược sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; bền bỉ, lâu dài trong xây dựng, phát triển thương hiệu. Gốc rễ phát triển thương hiệu là chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín cơ sở sản xuất; tận dụng lợi thế từ các tài sản trí tuệ tạo sự phát triển, đột phá… Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp Bình Thuận nói riêng, cả nước nói chung đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn. Ông Trần Văn Khuê cho rằng, trước hết doanh nghiệp cần thực hiện việc đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ ở trong nước và quốc tế để tránh “mất bò mới lo làm chuồng”. Doanh nghiệp có thể tận dụng các nguyên tắc ưu tiên, nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris là chỉ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên địa phận quốc gia cấp bằng này. Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký chứng nhận nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, có thể sử dụng Nghị định thư liên quan Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa để bảo vệ quyền lợi và thương hiệu của mình... Doanh nghiệp cũng cần liên kết, phối hợp các đơn vị khác để khai thác tốt nguồn khách hàng, giảm thiểu mọi chi phí không cần thiết, từ đó phát triển doanh nghiệp và thương hiệu trên thị trường. Đơn cử ở Bình Thuận, 2 sản phẩm lợi thế như thanh long, nước mắm đã được cấp chỉ dẫn địa lý, doanh nghiệp sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng phù hợp thị trường, từng bước đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã cho thương hiệu của đơn vị; như Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Hồng Phú (KCN Hàm Kiệm 2) xây dựng nhãn hiệu nước mắm sạch Kabin, Thăng Long từ nguyên liệu nước mắm Phan Thiết, đã tiêu thụ mạnh trong nước, châu Âu… Ngoài ra, các sản phẩm đặc trưng khác như mủ trôm Tuy Phong, gạo Tánh Linh, cao su Bình Thuận… cần được nhiều cơ sở, doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để phát triển lâu dài, bền vững.

                
   Cao su Bình Thuận cần được xây dựng    thương hiệu đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Nhà nước tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực xây dựng chiến lược thương hiệu thông qua các chương trình đào tạo. Cần tăng cường quản lý kiểm soát các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng cho sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm nông sản; cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tuyên tuyền thương hiệu của mình ở thị trường trong, ngoài nước…

T.Khoa



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
 “Thương hiệu” - sự cần thiết để phát triển