Theo dõi trên

Tánh Linh: Để cánh đồng lớn được phẳng

22/03/2019, 09:09

 BT- Qua thống kê sơ bộ một lần đi kiểm tra cho một trường hợp cụ thể theo quy trình mất khoảng 48 giờ, tương đương 6 ngày làm việc của dân, cán bộ xã, cán bộ huyện. Đó là chưa tính đến thời gian để cán bộ chuyên môn của 2 sở liên quan phải trực tiếp xuống thực địa để thẩm định. 

                
Cánh đồng lúa Tánh Linh.

Đề xuất cách làm mới

Trong khi một số hộ dân, cá nhân ở các huyện, thị trong tỉnh đang chờ kết quả qua nhiều tháng gửi đơn đề nghị được cải tạo đất vườn nhà theo Quyết định 967/2018 của UBND tỉnh, thì UBND Tánh Linh đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương lập Đề án “Cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa tại các xã, thị trấn thuộc huyện Tánh Linh”. Theo tờ trình, Tánh Linh hiện có diện tích đất trồng lúa trên 11.700 ha, trong đó có 3.000 ha nằm trong cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện giờ mặt bằng của một số nơi trong cánh đồng lớn vẫn chưa phẳng, chỗ thì trũng thấp, chỗ lại cao, gồ ghề, mấp mô, là nơi trú ẩn cho chuột bọ. Đó là nguyên nhân khó có thể thực hiện đồng bộ cơ giới hóa cũng như khó chuyển giao các biện pháp kỹ thuật và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, các hộ dân ở đây đều mong muốn cải tạo đất. Tuy nhiên, việc kiểm tra đề nghị cải tạo hạ cốt nền theo Quyết định 967/QĐ-UBND ngày 16/4/2018 của UBND tỉnh, có vận chuyển đất dôi dư cho từng trường hợp riêng lẻ, mất rất nhiều thời gian của Nhà nước và nhân dân trong việc đi lại nộp hồ sơ, kiểm tra, văn bản, giấy tờ báo cáo. Cũng qua tờ trình, Tánh Linh nhận định qua thống kê sơ bộ một lần đi kiểm tra cho một trường hợp cụ thể theo quy trình mất khoảng 48 giờ, tương đương 6 ngày làm việc của dân, cán bộ xã, cán bộ huyện. Đó là chưa tính đến thời gian để cán bộ chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường phải trực tiếp xuống thực địa để thẩm định.

Lý giải cho việc làm đề án cải tạo đất cho cánh đồng lớn, trong khi Quyết định 967/2018 của UBND tỉnh chỉ dành cho cá nhân, hộ gia đình, chứ không dành cho doanh nghiệp hay tập thể, ông Võ Văn Ty, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tánh Linh cho biết, thực ra, chính mỗi hộ gia đình có đất nằm trong diện tích cánh đồng lớn vẫn là chủ thể xin cải tạo đất. Làm đề án, UBND huyện Tánh Linh chỉ là tận dụng những ưu đãi theo chính sách đối với đất lúa, qua đó tạo sự đồng bộ thống nhất cho vùng đất cần cải tạo. Sau khi tỉnh cho chủ trương, đề án cải tạo đất được xây dựng cụ thể trên diện tích này, tức công đoạn nắm bắt, tổng hợp nhu cầu cải tạo đất ở từng xã đã có. Sau đó, các hộ dân có đất nằm trong diện tích trên có đơn xin cải tạo đất gửi lên là huyện có thể xác định nhanh tọa độ, nằm ở khu vực nào, xứ đồng nào một cách chính xác, không phải mất thời gian cho sở, ngành kiểm tra.  

900m3 và 3.000m3

Hiện tại, việc giải quyết cho các hộ dân có đơn đề nghị cải tạo đất đã gửi từ mấy tháng trước vẫn chưa xong. Vướng ở chỗ 2 sở liên quan chưa tìm được sự thống nhất về khối lượng đất đá dôi dư chuyển ra khỏi phạm vi đất cải tạo. Nguyên nhân, do lượng đất đá dôi dư của mỗi hộ này lớn hơn nhiều so với khối lượng khoáng sản cho phép khai thác là 3.000m3/năm đối với hộ kinh doanh khai thác khoáng sản. Trong bối cảnh này, tờ trình về cho chủ trương lập đề án cải tạo đất của Tánh Linh cũng đồng nghĩa có hàng loạt vấn đề phải giải quyết sau đó và vấn đề chính vẫn là khối lượng đất đá dôi dư được chở đi sẽ như thế nào.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tánh Linh tính toán, đến thời điểm này, các xã, thị trấn đã tổng hợp xong nhu cầu cải tạo đất trên diện tích cánh đồng lớn. Cụ thể, có 2.100 thửa, trong đó trên 150 thửa rải rác và trên 1.900 thửa tập trung rải đều ở các xã, thị trấn với tổng diện tích là 192 ha xin cải tạo đất, chiếm 6,4% so tổng 3.000 ha. Tình trạng chung là những thửa này nằm gần công trình thủy lợi đi qua mà chưa tưới được, là những diện tích có chân ruộng cao, tuy nằm xa công trình thủy lợi nhưng diện tích nhỏ lẻ (dưới 500m2) xen lẫn với những diện tích lúa. Vì thế, sẽ cải tạo với hình thức là hạ cốt nền cục bộ và san chỗ cao xuống chỗ thấp nên ước tổng lượng đất cần bóc đi khoảng 180.000m3/192 ha, bình quân 1 ha lấy đi khoảng 900m3.

    
    Ông Võ Văn   Ty - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tánh Linh cho   rằng, số liệu trên do xã đề xuất, còn thực tế khi đi khảo sát thực địa   để đưa vào dự án cải tạo có khả năng thấp hơn nhiều. Sau khi tỉnh cho   chủ trương, đơn vị tư vấn lập dự án thì sẽ có chi tiết cụ thể khối lượng   để trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Bích Nghị



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tánh Linh: Để cánh đồng lớn được phẳng