Theo dõi trên

Phụ thuộc và nỗi sợ lệch lạc

23/06/2017, 08:18

BT- 1. Thông tin nước Úc vừa mới chấp nhận cho doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu tôm đánh bắt ngoài tự nhiên của nước này để chế biến xuất khẩu trở lại thị trường Úc là tin vui nhưng cũng là tin đáng ngại. Tin vui, chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, nhất là những năm qua, do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến, xuất khẩu nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu tôm nguyên liệu từ các nước để chế biến xuất khẩu. Bây giờ, Úc chấp thuận như thế là một cách để doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về nguyên liệu. Còn tin đáng ngại là của người nuôi tôm, với tâm lý thêm hàng bán sẽ khiến hàng của mình chịu ảnh hưởng giá. 6 tháng đầu của năm nay, những vùng nuôi tôm trong tỉnh, rải từ Tuy Phong, Bắc Bình vào Phan Thiết, Hàm Thuận Nam đến La Gi, tôm nuôi không bị dịch bệnh, giá lại cao hơn năm trước (đang ở khoảng 130.000 -140.000 đồng/kg). Vì thế, dự báo các vụ còn lại trong năm sẽ tăng diện tích. Một tín hiệu khác, theo số liệu từ Cục Thống kê Bình Thuận, 5 tháng...

                
   Dán nhãn thanh long xuất khẩu. Ảnh:    N.Lân

2. Giống như giá tôm nuôi, thanh long cũng có giá cao hơn năm trước. Thanh long mùa nghịch (chong điện) vào giữa tháng 6/2017 đã tăng lên 14.000-18.000 đồng/kg loại 1. Còn hiện tại, thanh long mùa chính vụ (hàng mùa) giá từ 9.000-12.000 đồng/kg loại 1, hàng dạt cũng được 3.000 đồng/kg, còn mua xô từ 8.000 -10.000 đồng. Với mức giá này, người trồng thanh long có lời nhưng không biết những ngày tới, giá như thế nào. Nếu giá hạ xuống thấp thì cũng đương nhiên, vì mùa này quá nhiều trái cây. Vì thế,  người trồng thanh long cho rằng, Bình Thuận cần đi mở thị trường nội địa cho thanh long như Bắc Giang mở thị trường cho trái vải vừa qua, với bằng chứng đầu vụ sản phẩm này có giá cao nhất từ trước đến nay, vì có mặt trên hầu hết các tỉnh, thành, khiến thương lái Trung Quốc phải theo giá thị trường mà mua. Còn thanh long Bình Thuận phần lớn hiện vẫn chỉ bán cho mỗi thương nhân Trung Quốc nên sự phụ thuộc thị trường này quá lớn.

3. Trong một cuộc hội thảo mới đây bàn về vấn đề để vượt qua sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc, các chuyên gia nhấn mạnh phụ thuộc không có nghĩa là được mua hàng nhiều rồi chúng ta bị phụ thuộc. Trung Quốc, thị trường láng giềng với sức mua lớn, có chính sách mua bán cũng rất đa dạng, tiểu ngạch, chính thức, rất thuận tiện so với những thị trường xa xôi và khó tính khác. Vì vậy cần tận dụng những điểm thuận lợi để khai thác và giải pháp chính vẫn là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tức phải sản xuất, nuôi trồng theo chuẩn của VietGAP, GobalGap. Một khi cải thiện được chất lượng sản phẩm và đưa sâu vào đời sống tiêu dùng của người Trung Quốc, thì lúc đó nông sản Việt Nam sẽ làm chủ được, có nghĩa không có sản phẩm của Việt Nam thì không có nguồn khác để bổ sung.

Từ góc nhìn này, thấy rất rõ các sản phẩm của Bình Thuận, nổi lên là thanh long, tôm…rất cần được chỉnh đốn lại từ sản xuất. Không chỉ để xuất khẩu, ngay cả khâu tiêu thụ thị trường nội địa, bây giờ, người tiêu dùng cũng đang rất quan tâm đến sản phẩm có chất lượng, bảo đảm cho sức khoẻ. Bằng chứng, vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang vào vụ này tung hoành ở các tỉnh, thành hầu hết được thu hoạch từ những diện tích sản xuất theo chuẩn VietGAP.

Bích NghỊ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ thuộc và nỗi sợ lệch lạc