Phát huy hiệu quả kinh tế trang
Phát huy hiệu quả kinh tế trang
trại
BT - Trên địa bàn tỉnh hiện có 412
mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chí trang trại. Các mô hình này đã sớm
khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn.
Hướng sản xuất tập
trung
Bình Thuận có nhiều lợi thế cạnh
tranh theo hướng sản xuất tập trung, hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, gắn với
phát triển kinh tế trang trại. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của
tỉnh bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung như lúa, cao su, điều, rau
các loại ở huyện Tánh Linh, Đức Linh; thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, Hàm
Thuận Bắc, và chăn nuôi ở Bắc Bình, Tuy Phong…
Theo Chi cục Phát triển nông thôn,
hiện trên địa bàn tỉnh có 412 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chí trang
trại. Trong đó, có 223 trang trại về trồng trọt,104 trang trại chăn nuôi, 73
trang trại tổng hợp… Các trang trại được tập trung chủ yếu ở các huyện Hàm Thuận
Bắc, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Đức Linh và Tánh Linh. Mô hình kinh tế trang trại ở
Bình Thuận đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Qua đó, đã tạo ra bước
chuyển biến về giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập, có thể nói là vượt trội
hơn so với kinh tế hộ. Kinh tế trang trại thu hút lực lượng lao động, hạn chế
bớt làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị, tăng thu nhập vùng nông thôn. Hiện
nay trên địa bàn tỉnh có khá nhiều trang trại điển hình. Trong đó có trang trại
thanh long Kim Hải (Hàm Thuận Nam) đã và đang xuất khẩu thanh long tươi, chế
biến các sản phẩm từ thanh long như nước ép thanh long, thanh long sấy dẻo ra
thị trường theo tiêu chuẩn GlobalGAP sang các nước ở châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Ngoài ra, một số trang trại đang áp dụng công nghệ cao, tưới tiên tiến, tiết
kiệm, sản xuất theo quy trình sạch như trang trại thanh long của bà Đoàn Thị
Liễu ở thôn 7, xã Hàm Đức là 30 ha, trang trại thanh long của ông Nguyễn Hữu
Hồng tại xã Hàm Hiệp là 5,6 ha. Hay như trang trại dưa lưới của ông Trần Huy Hàm,
xã Đa Mi. Tại huyện Đức Linh, liên kết chăn nuôi heo lên đến 3.000 con, chăn
nuôi gà 70.000 con gà thịt…
Áp dụng kỹ thuật
tiên tiến
Tuy nhiên, Chi cục Phát triển nông
thôn cho biết, thực tế thời gian qua, lĩnh vực kinh tế trang trại vẫn chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Do đó, chưa tạo ra bước đột
phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích trống, đồi núi
trọc, mặt đất, mặt nước hoang hóa ở các khu vực trên địa bàn tỉnh. Kinh tế trang
trại mang đặc tính quy mô sản xuất hàng hóa, năng suất, hiệu quả và sức cạnh
tranh các mặt hàng nông sản trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh
tế. Nhưng hiện nay ở tỉnh còn nhiều trang trại quy mô nhỏ, năng lực sản xuất,
liên kết hợp tác…
Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển
kinh tế trang trại trong thời gian tới, đưa kinh tế trang trại của tỉnh phát
triển bền vững, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh khuyến nông, khuyến ngư, chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến các chủ trang trại, chọn giống
có năng suất chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất trang trại. Đồng thời,
thông tin thị trường thường xuyên, giúp trang trại có định hướng sản xuất phù
hợp với nhu cầu của thị trường. Vận dụng, lồng ghép phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn… Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong các trang
trại giúp cho việc bảo vệ đất đai khỏi bị ô nhiễm, thoái hóa, tiết kiệm nước và
hạn chế ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sự kết hợp hài hòa về kinh tế - xã hội,
môi trường đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển bền vững, góp phần cải
thiện và đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó, tiếp tục phát huy hiệu quả kinh tế trang
trại.
Kiều Hằng