Kiểm tra công tác phòng
Kiểm tra công tác
phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Tánh Linh
BTO
- Chiều 15/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Tuấn Phong đã đến Tánh Linh kiểm tra
công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Số
hộ chăn nuôi toàn huyện có 1.841 hộ/ 19.293 con lợn. Kể từ khi công bố dịch tả
lợn Châu Phi xảy ra tại thôn 1, xã Gia An, công tác phòng, chống dịch bệnh luôn
được huyện triển khai quyết liệt, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều
hình thức. Tuy nhiên, đến ngày 14/6, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 17
hộ chăn nuôi của 5 thôn thuộc xã Gia An, làm mắc bệnh và đã tiêu hủy 134 con lợn
với trọng lượng 9,5 tấn, trong đó có 91 con lợn thịt. Để tiếp tục đối phó với
dịch, huyện đã và đang tập trung mọi nguồn lực để khống chế, không cho dịch lây
lan, tại xã Gia An, tuyên truyền đến từng hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ thực
hiện nghiêm túc việc tiêu độc khử trùng từ khâu chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển
nhất là quá trình tiêu hủy lợn bệnh. Đồng thời, tổ chức tiêu độc khử trùng đều
đặn 2 lần/ ngày ở các ổ dịch mới phát sinh và 1 lần/ngày tại khu vực chợ, nơi
công cộng; quán triệt các hộ chăn nuôi cách ly bằng lưới tại khu vực chuồng trại
nuôi lợn, không để các loại động vật khác đi vào nơi nuôi lợn, không để hệ thống
thoát nước của gia đình chảy vào khu chăn nuôi lợn…

Trực
tiếp đến kiểm tra tại các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ trên địa bàn huyện.
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Tuấn Phong đánh giá, sau khi kiểm tra thực tế tại các hộ
chăn nuôi lợn cho thấy một số người dân đã chủ động triển khai phòng, chống tả
lợn châu Phi, tuy nhiên một số hộ vẫn chưa nhận thức rõ về dịch bệnh, nhất là
tác hại, hậu quả.. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Tánh Linh tiếp tục thực
hiện tốt các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, trong đó
đẩy mạnh tuyên truyền, đảm bảo 100% các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, cơ sở
giết mổ lợn và toàn dân biết, hiểu thật rõ về dịch bệnh. Riêng tại xã Gia An,
khẩn trương rà soát, xác định rõ nguyên nhân xảy ra ổ dịch trước đây, cũng như
nguyên nhân lây lan sang các hộ liền kề để nghiêm túc rút kinh nghiệm nhằm làm
tốt hơn công tác phòng ngừa, ngăn chặn. Triển khai thật nghiêm túc công tác tiêu
độc, khử trùng, đặc biệt là tại những khu vực có lợn mắc bệnh, chết; đồng thời
thực hiện đúng quy trình tiêu hủy lợn bệnh, tăng cường tiêu độc, khử trùng những
nơi vận chuyển lợn đi tiêu hủy. Rà soát vị trí các chốt kiểm dịch tạm thời, điều
chỉnh lại cự ly đặt chốt để xiết chặt vùng lây lan. Đồng thời, thường xuyên kiểm
tra, giám sát để kịp thời phát hiện, tổ chức tiêu hủy ngay số lợn bệnh theo đúng
hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, không để xảy ra
ô nhiễm môi trường…
Đình
Hòa