Khơi dậy thế mạnh kinh tế vùng n
Khơi dậy thế mạnh kinh tế vùng nắng, gió
BT- Qua 3 năm thực hiện
đề án “Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương mại và du lịch”, đã
khơi dậy những thế mạnh trong bức tranh phát triển kinh tế huyện Tuy Phong.

Đầu tư đúng hướng
Dẫu rất quen rồi vùng đất
nắng, gió mỗi lần chạy xe dọc theo quốc lộ 1A ngang qua huyện, tôi vẫn như người
khách phương xa vẫn bị thu hút bởi những “cối xoay gió” khổng lồ quay tít trên
những cánh đồng cỏ khô. Thì nay sức hút những cánh đồng pin năng lượng mặt trời
bạt ngàn ở cả những xã vùng cao như Phong Phú, Phan Dũng như khẳng định ý nghĩ
về nơi đây - trung tâm năng lượng sẽ không còn xa. Và đâu chỉ là đèn màu xanh,
màu đỏ của những nhà máy nhiệt điện tầm cỡ quốc gia khi về đêm được nhìn qua ô
cửa kính xe, Tuy Phong còn sầm uất những khu vui chơi, trung tâm thương mại đỏ
đèn, đông đúc người dân mua sắm… Tất cả đã nói lên sự đổi thay huyện xa nhất,
nhì tỉnh về khoảng cách địa lý đã gần hơn thành thị. Khi kinh tế phát phát triển
đời sống người dân được nâng lên sẽ kéo theo những dịch vụ phát triển, nhưng để
làm nên những điểm nhấn, tạo sự đột phá phải khơi dậy được tiềm lực vốn có, cùng
sự đầu tư đúng hướng. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII,
nhiệm kỳ (2015-2020) về phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh;
Phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2020 ngoài 16 nhiệm vụ, giải pháp, 4 nhiệm vụ
trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng bộ huyện đã xác định 1 trong
2 lĩnh vực đột phá đó là: Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là thương
mại và du lịch. Để hoàn thành mục tiêu này từ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các
đoàn thể và nhân dân toàn huyện cùng nhau dốc sức thực hiện đồng bộ các nhiệm
vụ, giải pháp đã đề ra của đề án. Nhờ đó, tốc độ phát triển dịch vụ, nhất là
thương mại và du lịch đã đạt được những kết quả rất tích cực. Đã thu hút được
nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách, nhà đầu tư có uy tín vào đầu tư, quy mô tổng
vốn đầu tư ngày càng tăng. Các hoạt động thương mại, kinh doanh dịch vụ tiếp tục
được đầu tư mở rộng, có bước phát triển nhanh, ổn định. Chất lượng hoạt động của
các loại hình dịch vụ theo hướng đa dạng hơn, chất lượng cao hơn và văn minh hơn
so với thời gian trước khi thực hiện đề án đã góp một phần tạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của huyện theo hướng tiến bộ hơn.
Những điểm sáng
Điều này thấy rõ qua dịch vụ
vận tải hàng hóa, đáng chú ý Cảng quốc tế Vĩnh Tân đi vào vận hành phục vụ xuất
nhập khẩu và quá cảnh. Huyện đã đưa vào hoạt động 2 hãng taxi, 1 công ty vận tải
hành khách nhằm đa dạng hóa dịch vụ vận chuyển hành khách; Bến xe tại Liên Hương
đã khởi công xây dựng đáp ứng như cầu phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Hệ
thống ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ), nhà hàng
khách sạn... được đầu tư mở rộng. Thống kê của UBND huyện Tuy Phong cho biết,
toàn huyện có 49 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ cho thuê. Hàng năm lượng
khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng năm sau cao hơn năm trước (Bình quân mỗi
năm thu hút 1,2 - 1,3 triệu lượt khách; tăng từ 10-15% mỗi năm) đã góp phần thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước và giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động ở địa phương. Các
hoạt động thương mại được đầu tư mở rộng, phát triển nhanh; hình thành siêu thị
Co.Opmart Phan Rí Cửa, chợ Phước Thể đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng,
chợ Liên Hương và chợ Phan Rí Cửa được cải tạo, sửa chữa... Đặc biệt, từ năm
2017, các hoạt động trong phong trào giữ gìn môi trường, thu gom, xử lý rác thải
được huyện Tuy Phong quan tâm tổ chức thường xuyên, nhất là tại các khu, điểm du
lịch; bãi tắm Cổ Thạch và bãi tắm đá 7 màu; đường ven biển và khu dân cư. Qua
đó, hình thành được các câu lạc bộ, các nhóm tình nguyện tham gia xử lý môi
trường, thu gom rác thải đã phần nào thay đổi được ý thức của người dân trong
bảo vệ môi trường sống, phục vụ du lịch tạo sinh kế cho chính người dân.
Đến năm 2020, Tuy Phong
phấn đấu ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 35% trong cơ cấu kinh tế chung
toàn huyện; tổng mức bán lẻ hàng hóa và thu dịch vụ tiêu dùng đạt
3.389,7 tỷ đồng; lượng khách tham quan du lịch tăng 10% mỗi năm, thời
gian lưu trú tăng bình quân 2-3 ngày/người. |
T.Duyên