Đề xuất giải pháp phát triển tha
Đề xuất giải pháp phát triển thanh long bền
vững
BTO- Sáng 21/1, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình sản xuất,
tiêu thụ thanh long thời gian qua và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
trong thời gian đến. Đây là nội dung nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác
giữa Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và UBND tỉnh.
 |
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thanh long. |
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19
đã ảnh hưởng việc xuất khẩu các loại nông sản nói chung và thanh long Bình Thuận
nói riêng. Ngoài hạn hán, việc siết chặt chất lượng trái thanh long của Trung
Quốc ảnh hưởng việc tiêu thụ thanh long tỉnh. Để tháo gỡ khó khăn, một số chủ
trương chính sách của Trung ương, của tỉnh triển khai kịp thời hỗ trợ người dân
và doanh nghiệp sản xuất thanh long vượt qua khó khăn đại dịch Covid - 19. Theo
số liệu thống kê, năm 2020, các doanh nghiệp của tỉnh xuất khẩu chính ngạch ước
đạt 8,1 triệu USD = 6.820,3 tấn thanh long tươi, tăng 5,34% về giá trị, giảm
3,03% về lượng so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 đạt 7,69 triệu USD = 7.033,5
tấn thanh long tươi). Điều này cho thấy trong bối cảnh khó khăn từ thị trường
Trung Quốc chúng ta vẫn xuất khẩu được vào các thị trường khó tính khác nên
trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc xúc tiến, tìm kiếm thị trường khác, tránh
phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Vấn đề đặt ra, muốn mở cửa thị trường thì
phải phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, không có dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép. Một số giải pháp để phát triển ngành
thanh long tỉnh bền vững thời gian đến đưa ra tại buổi hội thảo: Đẩy mạnh chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹthuật tạo năng suất và giá trị gia tăng cao, nhất là đối
với các sản phẩm thanh long; làm tốt công tác xúc tiến thương mại nhằm nâng cao
sức tiêu thụ thanh long ở thị trường trong nước, nước ngoài; xây dựng và nhân
rộng mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ thanh long; thực hiện nghiêm
việc sản xuất tiêu thụ thanh long theo hướng an toàn, bền vững gắn liên kết sản
xuất – tiêu thụ…
Tại hội thảo, các HTX, doanh
nghiệp và người sản xuất thảo luận về một số giải pháp thời gian đến, về hỗ trợ
xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; giá điện SX thanh long; áp dụng và quản
lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Các giải pháp để liên kết sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến quả
thanh long.
Được biết, hiện toàn tỉnh có
33.750 ha thanh long; diện tích thanh long được công nhận VietGAP trên 11.419
ha, diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP 517 ha. Đến nay, toàn tỉnh có
240 cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói và 15 cơ sở chế biến; đã xây dựng và kết nối
12 chuỗi cung ứng thanh long an toàn với sản lượng 90.775 tấn/năm và 2 chuỗi sản
phẩm thanh long chế biến với sản lượng 165 tấn/năm.
T.Duyên