Theo dõi trên

Công nghệ nhiệt điện than gắn với bảo vệ môi trường

25/03/2017, 10:54 - Lượt đọc: 12

 BTO- Chiều 24/3 tại khách sạn Bình Minh, thành phố Phan Thiết đã diễn ra hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức với sự tham dự của hơn 160 đại biểu là các nhà khoa học trong nước, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty phát điện 3 cùng lãnh đạo tỉnh, sở ban ngành...


Phó Giáo sư Tiến sĩ Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho biết nước ta đang phát triển ngành điện ở tốc độ cao, nhu cầu sử dụng điện rất lớn. Trong khi nhiệt điện than có ưu điểm giá thành thấp (khoảng 7 cent Mỹ/kWh); thời gian xây dựng nhanh khoảng 3 năm, vốn đầu tư thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân; sản lượng điện cũng phát ra lớn. Do đó, nhiệt điện là giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển của nước ta.   

Tuy nhiên, một vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra là nhiệt điện có nguồn phát thải lớn ra môi trường, nhất là chất thải khí và rắn. Phó Giáo sư Tiến sĩ Trương Duy Nghĩa khẳng định công nghệ sản xuất nhiệt điện ở Việt Nam là công nghệ hiện đại ngang tầm với thế giới. Nếu các nhà máy nhiệt điện thực hiện nghiêm túc đánh giá tác động môi trường, thì vấn đề môi trường không đáng lo ngại.

Theo dự báo, nhu cầu điện thương phẩm các năm 2020, 2025, 2030 tương ứng là 235 tỷ kWh, 352 tỷ kWh là 506 tỷ kWh. Trong khi đó, các nguồn năng lượng khác tương đối hạn chế. Tổng công suất nhiệt điện khí (dùng khí đốt trong nước) đưa vào cân đối trong dài hạn chỉ dừng ở mức trên 12.000 MW với sản lượng điện khoảng 63 tỷ kWh. Các nguồn năng lượng tái tạo gồm thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối đạt khoảng hơn 27.000 MW với tỷ trọng 21% vào năm 2030. Chính vì vậy, nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng. Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tổng công suất nhiệt điện than khoảng 26.000 MW, chiếm hơn 49% điện sản xuất; năm 2025 đạt khoảng 47.600 MW, chiếm 55% điện sản xuất; năm 2030 đạt khoảng hơn 55.000 MW, chiếm hơn 53% điện sản xuất.

Tổng Công ty Phát điện 3 cho biết các nhà máy nhiệt điện đều sử dụng công nghệ hiện đại phổ biến của thế giới và đáp ứng các yếu tố đảm bảo môi trường. Các nhà máy tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (Bình Thuận) đã trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị đồng bộ, có công nghệ hiện đại để xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn. Mặt khác, để đảm bảo khói thải ra không gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn, các nhà máy nhiệt điện tại trung tâm điện lực Vĩnh Tân đều được lắp đặt 3 hệ thống xử lý khói thải đồng bộ: hệ thống khử khí NOx (SCR), hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) để lọc tro bay và hệ thống khử khí Sox (FGD). Đồng thời, các thông số khói thải được kiểm soát chặt chẽ thông qua các thiết bị phân tích, giám sát tự động liên tục và truyền dữ liệu về phòng kiểm soát Trung tâm của nhà máy.

Đại biểu đại diện cho các địa phương của huyện Tuy Phong
Đại biểu đặt câu hỏi
Ông Lương Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận phát biểu tại hội thảo
Đại diện Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, giải đáp thắc mắc của đại biểu
PGS.TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam

QT-N Lân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ nhiệt điện than gắn với bảo vệ môi trường