Theo dõi trên

Bài dự thi Giải Cờ đỏ:

29/09/2020, 22:14

Bình Thuận quyết liệt gỡ ‘thẻ vàng” EC

Bài 1: “Thẻ vàng” làm “dậy sóng” nghề biển

Bài 2 Sức quyết liệt từ một Chỉ thị

Bài 3: Xóa nạn đánh bắt bất hợp pháp

BTO-  Hơn một năm qua, Bình Thuận không có bất kỳ tàu cá nào vi phạm lãnh hải nước ngoài, góp phần đảm bảo quy định về Phòng chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC). Điều này một lần nữa khẳng định, những chính sách, Chỉ thị của Đảng được ban hành phù hợp với thực tế, phù hợp với lòng dân thì luôn đem lại lợi ích thiết thực và hiệu quả tốt nhất cho địa phương.

                
      Những chuyến đi với cá đầy khoang.

Chuyển biến từ nhận thức đến hành động  

Những ngày này, ông Hoàng Thái Hồng, chủ tàu cá ở phường Phước Hội, thị xã La Gi đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ của cuối vụ cá Nam. Để bảo đảm nguồn hải sản khai thác hợp pháp, ngoài ghi chép nhật ký rõ ràng, ông còn thực hiện nghiêm việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các tàu cá. “Thời gian qua, ở địa phương đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về vùng biển được phép khai thác, không được phép khai thác nên khi ra khơi, ngư dân thường xuyên liên lạc với ngành chức năng để biết và không vi phạm vùng khai thác. Chúng tôi đã ký cam kết với cơ quan chức năng không đánh bắt hải sản bất hợp pháp và tuân thủ ghi chép nhật ký đánh bắt cẩn thận”, ông Hồng chia sẻ thêm.

Từ địa bàn “nóng” về tình trạng ngư dân khai thác bất hợp pháp vi phạm vùng biển nước ngoài đến nay qua hơn 1 năm, La Gi và các địa phương trong tỉnh đã không có trường hợp nào vi phạm. Ông Võ Văn Hoàn – Phó Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết:  Kết quả trên bắt nguồn từ việc thực hiện Chỉ thị số 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống khai thác IUU. “Chỉ thị 30 ra đời đã làm chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành. Lãnh đạo chuyển biến nhận thức thì tất nhiên dân cũng chuyển biến theo khi thấy chính quyền quá nghiêm khắc trong vấn đề này”, ông Hoàn cho biết.

Vừa qua, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có chuyến kiểm tra và làm việc tại tỉnh Bình Thuận về một số tình hình triển khai các kh  uyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Thứ trưởng đánh giá cao những kết quả mà Bình Thuận đạt được trong việc triển khai các giải pháp quyết liệt trong việc chống khai thác IUU, Bình Thuận không còn xảy ra tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng thủy sản như cảng cá, khu neo đậu và cơ sở hậu cần dịch vụ... được đầu tư đồng bộ, cơ bản đáp ứng hoạt động nghề cá của địa phương.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Cảnh: Sau 3 năm triển khai, tổ chức thực hiện chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhận thức chung của toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chống khai thác IUU, nhất là chống khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài được nâng lên, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tác động tích cực về ý thức chấp hành pháp luật trong thực tế. Tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài giảm và bước đầu được ngăn chặn. Việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá ngư dân thực hiện nghiêm túc, đạt gần 100%, bước đầu khai thác, phát huy được cơ sở dữ liệu giám sát hành trình tàu cá. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả bước đầu, do vậy tỉnh cần phải nỗ lực hơn nữa trong thực hiện đồng bộ các giải pháp của trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đặc biệt là Chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Xây dựng nghề cá phát triển bền vững

Bình Thuận là một trong những địa phương có nghề cá phát triển mạnh của cả nước. Thực hiện Chỉ thị số 46 của UBND tỉnh về thành lập các Tổ đoàn kết sản xuất khai thác hải sản trên biển, toàn tỉnh hiện duy trì 187 tổ đoàn kết/4.305 thành viên. Tỉnh đã thành lập được 5 nghiệp đoàn nghề cá với 68 tàu/663 người. Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ven bờ, nghề khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa, tăng tàu công suất lớn vươn ra các vùng biển xa bờ, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mang lại hiêu quả cao trong sản xuất. Sự hiện diện của lực lượng tàu thuyền và ngư dân trên biển đã góp phần vào việc giữ vững chủ quyền, bảo vệ an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thế nhưng trong bối cảnh hội nhập, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp gỡ “thẻ vàng” của EC, ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng cũng cần tập trung thực hiện mục tiêu chuyển từ nghề cá tự phát sang nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững, cạnh tranh công bằng.

                
   
      Ngư dân vươn khơi đánh bắt.

Phó Bí Thường trực Tỉnh ủy khẳng định, để chuyển một ngành kinh tế khai thác một cách tự nhiên sang một ngành kinh tế biển có trách nhiệm, phát triển bền vững theo chuỗi, trước hết cần có nhận thức đúng, nhanh chóng đưa Luật Thủy sản đi vào cuộc sống, trong đó đặc biệt ưu tiên triển khai các biện pháp khắc phục “thẻ vàng” của EC.

"Chúng ta không thể mong một sớm một chiều mà chuyển được từ nghề cá truyền thống, tự phát nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta phải quyết tâm xây dựng. Theo đó, để xây dựng, phát triển nghề cá có trách nhiệm và bền vững, Bình Thuận cần hạn chế, ngăn chặn tình trạng đánh bắt bất hợp pháp của tàu cá trong tỉnh. Giảm số lượng tàu cá (tàu công suất nhỏ, tàu hoạt động nghề cấm, nghề hạn chế phát triển), phát triển mạnh việc nuôi trồng trên biển”, Phó Bí thư Huỳnh Thanh Cảnh nhấn mạnh.

Việc chuyển một nghề cá từ khai thác tự nhiên, tự phát sang hướng bền vững theo chuỗi có trách nhiệm và hội nhập cần có một cuộc “đại phẫu”. Song quá trình này không tránh khỏi những “cú đau”, sự xáo trộn lớn trong cuộc sống ngư dân, hoạt động của các doanh nghiệp và các địa phương ven biển. Vì vậy, phát triển một nghề cá trách nhiệm, bền vững cần phải chấp nhận “đau một lần” để vươn ra biển lớn.

Cuối tháng 10/2020,  tròn 3 năm Ủy ban châu Âu (EC) rút “thẻ vàng” đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu trị giá gần chục tỷ USD của Việt Nam. Thời gian qua, gần như cả hệ thống chính trị đã vào cuộc và triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng qua 2 lần sang kiểm tra thực tế, mặc dù ghi nhận những nỗ lực và tiến bộ của Việt Nam nhưng EC vẫn cho rằng, tình hình chưa được cải thiện đáng kể. EC khẳng định chỉ thu hồi “thẻ vàng” khi không còn tàu cá của ta vi phạm vùng biển nước ngoài. Với sự quyết liệt của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của ban ngành, đoàn thể, địa phương và ý thức của ngư dân, nhưng trước hết đó là sự quyết liệt từ một Chỉ thị, Bình Thuận đã xóa được nạn tàu cá đánh bắt bất hợp pháp.

    
        Những chính sách, Chỉ thị của Đảng được ban hành phù hợp với thực tế,   phù hợp với lòng dân thì luôn đem lại lợi ích thiết thực và hiệu quả tốt   nhất cho địa phương. Chỉ thị 30 - CT/TU  của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là   một điển   hình.

Như Nguyễn – Thanh Nhàn



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Lễ viếng các Anh hùng liệt sĩ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), sáng nay 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài dự thi Giải Cờ đỏ: