Vẫn còn
Vẫn còn “sạn” trong bản chỉnh sửa bộ sách Cánh
Diều
BTO - Sau hàng loạt góp ý của dư
luận về những hạt “sạn” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1
Bộ sách Cánh Diều, ngày
15/11,Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã công khai tài liệu điều chỉnh và bổ
sung ngữ liệu để xin ý kiến góp ý trước khi gửi về các trường tiểu học và phát
miễn phí sách cho học sinh.
Theo kế hoạch, tài liệu sẽ đưa lên mạng để xin ý kiến giáo viên sử dụng sách
giáo khoa, các nhà khoa học và xã hội từ ngày công bố 15/11 đến ngày 20/11/2020.
Sau khi nhận các góp ý, hội đồng thẩm định sẽ thẩm định tài liệu chỉnh vào ngày
21/11. Dự kiến trước ngày 30/11, NXB sẽ hoàn thiện tài liệu và gửi về các trường
tiểu học cho học sinh miễn phí.
Điều chỉnh
thế nào?
Tài liệu điều chỉnh gồm 12 trang với
2 nội dung chính, bao gồm:Phần I: Giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể
sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp.Phần II: Hướng dẫn điều chỉnh một số
từ ngữ trong bài.
Trong tài liệu điều chỉnh có nhiều
từ ngữ liên quan đến bài học đã được dư luận chỉ ra và có tất cả 11 bài đọc bị
cho là không phù hợp về nội dung sẽ được bổ sung bằng 11 bài đọc mới.
Cụ thể, với bài tập đọc "Cua, cò và
đàn cá" (1) và (2), nhóm biên soạn sách đã thêm 2 bài đọc khác để bổ sung là "Kết
bạn" và "Hồ sen"; Bài "Quạ và chó" được bổ sung thêm bài "Phố Thợ Nhuộm"; Bài
“Ve và gà” thay thế bằng bài “Chăm bà”; Bài "Hai con ngựa" (1, 2) được thay thế
bằng bài "Mẹ thật là ấm" và "Sáng sớm trên biển";
Bài "Lừa, thỏ và cọp" (1,2) được
thay thế bằng bài "Bạn của Hà" và "Ông bà em"; Bài "Ứớc mơ của tảng đá" (1,2)
được thay thế bằng bài "Mưa" và "Lịch bàn".
Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ
bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, thay thế. Ví dụ từ "cuỗm" được thay bằng
từ "tha" trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép". Các từ "thở hí hóp", "bê be be"...
được loại bỏ.
Vẫn còn
“sạn” trong bản chỉnh sửa bộ sách Cánh Diều
Ngay phần mục lục, các tác giả đã
nhầm lẫn khi dùng từ “số trang” (dễ hiểu thành số lượng trang) để chỉ trang số
bao nhiêu. Ví dụ như bài “Ve và gà” số trang 67 dễ dàng hiểu thành bài “Ve và gà”
có 67 trang thay vì chỉ cần ghi bài “Ve và gà”, trang 67 là được.
Bài “Hồ sen” được thay thế cho bài
“Cua, cò và đàn cá (2)” nhưng văn bản này vẫn chưa được hay. Bài đọc có 6 câu
nhưng 2 câu cuối cùng (câu 5 và câu 6) vướng lỗi lập từ “thơm ngát”.
Cụ thể: Khắp hồ thơm ngát.
Khi gió về, sân nhà Ngân thơm ngát.Hai từ thơm ngát dù là trong 2 câu
nhưng đứng gần nhau trong một văn bản làm cho đoạn văn mất hay.
Giáo viên khi dạy học sinh viết đoạn
văn ngắn vẫn thường xuyên nhắc các em muốn cho đoạn văn hay (với học sinh tiểu
học) thì không nên lập từ nên thay bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
Bản chỉnh
sách giáo khoa tới tay giáo viên, học sinh đã học gần xong
Ngay tại thời điểm tài liệu chỉnh
sửa được công bố (15/11) thì phần từ ngữ, câu sai học sinh đã học gần hết. Nếu
ngày 30/11, các tài liệu được chuyển về trường thì xem như toàn bộ phần từ ngữ,
câu sai các trường đã dạy xong. Và xem như phần chỉnh lý cũng không còn tác dụng
gì.
Về việc điều chỉnh các bài tập đọc,
tổng cộng có 11 bài tập đọc phải thay thế thì các em đã học xong khoảng 5 bài.
Giáo viên chỉ còn phải thay thế 6 bài.
Sử dụng
bảng hiệu chỉnh khó khăn cho giáo viên và học sinh
Học sinh còn quá nhỏ để biết được
cách giữ gìn và chỉnh sửa đúng theo hướng dẫn. Giáo viên sẽ mất thêm nhiều thời
gian khi vào tiết dạy phải yêu cầu học sinh mở bảng hiệu đính chính và mở bài
học hôm đó để điều chỉnh.Phần từ ngữ, thầy cô sẽ yêu cầu các em dùng bút chì để
gạch đi những từ đã bỏ và sửa thêm từ đúng vào bên trên.
Phần bài đọc, học sinh sẽ gấp sách
để học bài đọc trong bảng hiệu chỉnh. Chỉ sợ, với những học sinh không cẩn thận
mà đánh rơi, làm rách tập tại liệu hiệu chỉnh thì chẳng còn tư liệu để về nhà
đọc lại bài. Và, tới kỳ ôn tập cũng không có tài liệu để ôn lại bài.
Một cuốn sách giáo khoa bị chỉnh sửa
nhiều như thế không thể cho lưu truyền qua lứa học trò kế tiếp. Vì thế, việc các
cuốn sách giáo khoa tiếng Việt Cánh Diều phải kẹp bộ tài liệu chỉnh sửa cũng chỉ
nên sử dụng hết năm học này là hủy bỏ để tái bản lại bộ sách khác sau khi đã
điều chỉnh lại phần sai sót.
Phan Tuyết