Theo dõi trên

Thực tập tại doanh nghiệp có lương, có việc làm

13/04/2017, 09:06

BT - Dạy nghề gắn đào tạo với sử dụng lao động theo thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu nhân lực. Đó là mô hình dạy nghề của Trường Cao đẳng Nghề Bình Thuận kết hợp với doanh nghiệp thực tập sản xuất trong thời gian đào tạo. 

         
   

   

   Sinh viên Trường Cao Đẳng     Nghề Bình Thuận  đang thực tập tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

Thực tập có lương

Trong khi không ít sinh viên ra trường không tìm được việc làm, thì nhiều học sinh - sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Bình Thuận nhận được lương tại nơi thực tập và được doanh nghiệp tuyển dụng ngay khi hết thời gian thực tập. Cụ thể, với khối ngành kỹ thuật như điện lạnh, điện công nghiệp, trung bình các học sinh còn được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động và mức lương khoảng 3,6 triệu đồng/tháng/học sinh. Hiện nay, Công ty Thái Dương Khang đã tiếp nhận 100% số học sinh thực tập ngành điện làm việc ngay khi tốt nghiệp. Đối với nghề may nhận lương thực tập khoảng 1,7 triệu đồng/tháng. Riêng ngành du lịch, khi thực tập, doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn, xe đưa rước học sinh đến doanh nghiệp. Tùy thuộc lượng khách, học sinh được trả lương trên 30.000 đồng/ ngày…

Thầy Bùi Lê Cường Quốc (Phó khoa Kỹ thuật của trường) cho biết: “Thực tập tại doanh nghiệp giúp học sinh hoàn thành chương trình đào tạo để đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp, và cũng là dịp các em vận dụng kiến thức vào thực tế, làm quen tác phong sản xuất công nghiệp…  Trong suốt thời gian thực tập, các em được nhận lương, tùy thuộc năng lực từng em. Hơn 80% học sinh, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp”. 

Đôi bên cùng lợi

Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp là xu hướng tất yếu trong cơ chế thị trường. Trong đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và đưa học sinh - sinh viên thực tập tại doanh nghiệp được lợi nhiều mặt. Nhà trường nắm bắt số lượng cần tuyển dụng theo nghề và trình độ, cơ cấu ngành nghề. Giáo viên, học sinh có cơ hội  tiếp cận các thiết bị thực tế, hiện đại, những thiết bị đắt tiền mà nhà trường không thể có. Từ đó, nhà trường xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với doanh nghiệp. Đặc biệt, nhà trường tiết kiệm được chi phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu dạy thực hành.

Về phía doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay lực lượng lao động này sau khi tốt nghiệp. Doanh nghiệp và nhà trường cùng phối hợp xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với kỹ năng nghề cùng tham gia vào quá trình giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề. Hay nói cách khác, với sự chung tay của doanh nghiệp cùng nhà trường tiếp nhận học sinh thực tập, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
“Tai mắt” đặc biệt ở khu dân cư
Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là môi trường biển là nhiệm vụ cấp thiết ở Hàm Tiến - một phường trọng điểm về du lịch của TP. Phan Thiết. Không chỉ ra quân dọn rác, việc dọn rác từ trong ý thức người dân, doanh nghiệp cùng chung tay mới giải quyết được vấn đề “dọn rác từ gốc”…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực tập tại doanh nghiệp có lương, có việc làm